Bảo đảm lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh

Theo hanoimoi.com.vn | 28/06/2017 15:06

Vừa qua, các hãng taxi truyền thống liên tục "tố" bị đối xử thiếu công bằng, phải gánh nhiều loại thuế phí, bị khống chế thời gian, khu vực, trong khi taxi công nghệ như Uber, Grab... lại thoải mái hoạt động.

Thừa nhận những bất cập trên, Sở GT-VT Hà Nội cho biết đang đề xuất UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ GT-VT nhiều giải pháp để siết chặt quản lý taxi công nghệ nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh vận tải.

Bảo đảm lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh
Cần có giải pháp quản lý taxi công nghệ để tránh thất thoát nguồn thu của Nhà nước.

Thiếu công bằng

Thời gian qua, các hãng taxi truyền thống liên tục "tố" phải cạnh tranh bất bình đẳng với loại hình vận tải thí điểm ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hành khách theo hợp đồng (gọi là taxi công nghệ). Theo ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, điều kiện về kinh doanh đối với taxi truyền thống khá ngặt nghèo, bao gồm: Bãi đỗ, giấy phép tần số, logo, bảng giá, đồng phục, đăng ký giá, hạn chế tham gia giao thông vào giờ cao điểm… Trong khi, Grab và Uber ít chịu ràng buộc, đặc biệt là được tùy ý tăng số lượng xe. Các hãng xe taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun… cho rằng, khi hoạt động dưới hình thức taxi họ phải tốn nhiều chi phí như: Đăng kiểm với phí cao hơn, mua bảo hiểm hành khách, bảo hiểm thân vỏ xe cao hơn, chi tiền mua sảnh đón khách… còn Uber và Grab không chịu các khoản phí trên. Đặc biệt, các hãng taxi truyền thống đang phải chịu nhiều loại thuế, trong đó có 2 loại thuế cao là thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Trong khi đó, Bộ Tài chính chỉ áp thuế cho Uber và Grab theo thuế suất VAT 3% trên doanh thu của các doanh nghiệp này, tạo bất bình đẳng trong kinh doanh.

Điều đáng nói là, sau sự bùng nổ của hai hãng Uber và Grab, một số hãng taxi truyền thống đã âm thầm triển khai các dịch vụ tương tự. Đơn cử Hãng Taxi Thành Công vừa ra mắt ứng dụng gọi xe Thanhcong app; Taxi Mai Linh phát triển phần mềm Mai Linh taxi với sự xuất hiện của dòng xe “VIP”; Taxi Vinasun hay Taxi Group... cũng đang trong quá trình nghiên cứu. 

Đề xuất không bổ sung taxi công nghệ 

Trên địa bàn Thủ đô hiện có 7.310 xe dưới 9 chỗ được cấp phép hoạt động thí điểm theo mô hình áp dụng công nghệ. Trong đó, dẫn đầu là Công ty TNHH Grabtaxi với 4.867 xe; Công ty TNHH Uber Việt Nam khoảng 1.900 xe. Ngoài ra còn một số xe của Công ty cổ phần Vận tải 57 Hà Nội, Công ty cổ phần Hợp tác đầu tư và phát triển, Công ty cổ phần Phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao.

Theo đánh giá của Sở GT-VT Hà Nội, trong quá trình thí điểm đã phát sinh nhiều bất cập do việc phát triển số lượng phương tiện tham gia kinh doanh nhanh, nhưng chưa kiểm soát tốt. Những bất cập này đã ảnh hưởng rất lớn đến Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng và công tác tổ chức giao thông của thành phố, đặc biệt là việc quản lý, hạn chế xe taxi và phương tiện cá nhân. Để có cơ sở quản lý các phương tiện tham gia hoạt động thí điểm, bảo đảm phù hợp với điều kiện hạ tầng, hài hòa lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh vận tải, Sở GT-VT đã đề xuất UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ GT-VT, trong thời gian chờ ban hành quy hoạch về số lượng phương tiện, cho phép Hà Nội từ ngày 15-7, tạm dừng mở rộng việc thí điểm, không bổ sung thêm đơn vị mới và không tăng thêm số lượng phương tiện tham gia thí điểm; cho phép Sở GT-VT và Công an TP Hà Nội quản lý logo dành cho phương tiện tham gia thí điểm; quy định về màu sắc, kích thước, vị trí niêm yết trên xe bảo đảm dễ dàng nhận biết để quản lý, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm...

Đặc biệt, Sở GT-VT Hà Nội cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép Sở GT-VT chủ trì, phối hợp với Công an thành phố rà soát các tuyến đường cấm taxi hoạt động để bổ sung biển báo phụ cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi nhằm giảm ùn tắc giao thông; chỉ đạo Cục Thuế Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ngành kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với toàn bộ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ cá thể sử dụng phương tiện dưới 9 chỗ ngồi tham gia thí điểm kinh doanh vận tải.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO