Liên quan đến vụ việc tập trung kinh tế giữa GrabTaxi và Uber, Chủ tọa Phiên điều trần Phan Chí Hiếu đã thay mặt Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ký Quyết định số 08/QĐ-HĐCT ngày 1-2-2019 về việc trả hồ sơ để Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) điều tra bổ sung và làm rõ thêm một số vấn đề kỹ thuật trong vụ việc.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) đã xác định rõ 2 dấu hiệu vi phạm của vụ việc Grab mua lại Uber, đó là: Hành vi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh tranh và hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh.
Còn nhớ năm 2015, nhà sáng lập kiêm CEO của Uber là Travis Kalanick tự tin tuyên bố rằng: Thị trường Trung Quốc mang tính quyết định nhất, đối với dịch vụ gọi xe lớn nhất thế giới này. Thế nhưng, chỉ hơn một năm sau đó Uber Trung Quốc đã phải sáp nhập với đối thủ cạnh tranh nội địa Didi Chuxing, sau “cuộc chiến” nảy lửa.
Đại diện Grab nhấn mạnh không mua lại tư cách pháp nhân của Uber tại Việt Nam, do đó không phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ 53 tỷ đồng của Uber đang nợ Cục Thuế TPHCM.
Ngày 26-3, đại diện Grab thông tin, Grab chính thức thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Đây là thỏa thuận sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay và Uber chính thức thuộc về Grab ở Đông Nam Á.
Nhấn mạnh Dự thảo sửa đổi Nghị định thay thế Nghị định 86 (quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô) phải đưa Uber, Grab vào quản lý như loại hình vận tải taxi, Bộ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Văn Thể khẳng định, nhất quyết không ký trình Thủ tướng nếu việc xây dựng dự thảo Nghị định không đảm bảo.
Đó là một trong những kiến nghị của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đối với Bộ Giao thông Vận tải nhằm tăng cường quản lý giao thông và giảm ùn tắc trên địa bàn Thủ đô tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/3/2018.
Do nợ nần cờ bạc, nam tài xế Uber đã kề dao, cướp sạch tài sản của một khách nữ lúc rạng sáng. Ngày 4/1, Công an quận Tân Bình, TP.HCM đang tạm giữ hình sự tài xế Nguyễn Thiện Trung (ngụ quận 10) để điều tra, xử lý về hành vi Cướp tài sản.
Sau 2 năm “cơn bão” ứng dụng gọi xe Uber, Grab đổ bộ vào Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của tất cả các hãng taxi truyền thống và buộc phải nhanh chóng đổi mới, tương thích công nghệ để giảm chi phí, phục vụ hành khách với mức giá tốt hơn, từ đó chia lại “miếng bánh” thị phần taxi.
Uber vẫn chưa nộp khoản thuế gần 70 tỷ đồng vào ngân sách. Nếu quá thời hạn 10 ngày, chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định - lãnh đạo Cục Thuế TPHCM khẳng định.
Theo kế hoạch thanh kiểm tra năm 2018, Tổng cục Thuế yêu cầu các địa phương tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp ở các ngành nghề mới, đặc thù như Uber, Grab, kinh doanh qua mạng, bán hàng đa cấp, kinh doanh game.
Hôm nay 20.11, Mai Linh Bike - ứng dụng xe ôm công nghệ của Tập đoàn Mai Linh - chính thức được đưa vào hoạt động tại 3 TP lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Như vậy, bên cạnh hai dịch vụ xe ôm công nghệ nổi đình nổi đám hiện nay là GrabBike, UberMoto, người dân có thể trải nghiệm thêm loại hình xe ôm công nghệ của chính doanh nghiệp Việt Nam làm chủ.
Theo công văn từ Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao cho Bộ GTVT tổ chức tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học - công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng (gọi tắt là taxi công nghệ, như Uber, Grab, M.Car, V.Ca…).
Tháng 11 tới, Bộ GTVT sẽ làm việc với một số tỉnh thành cũng như tiến hành sơ kết 2 năm thí điểm đối với loại hình Uber và Grab để có đánh giá, đề ra giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa ký văn bản yêu cầu các doanh nghiệp (DN) vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn báo cáo quá trình hoạt động và kết quả vận chuyển trong thời gian thực hiện thí điểm.