Điều tra bổ sung vụ việc tập trung kinh tế giữa GrabTaxi và Uber

Vietnamplus| 14/02/2019 08:00

Liên quan đến vụ việc tập trung kinh tế giữa GrabTaxi và Uber, Chủ tọa Phiên điều trần Phan Chí Hiếu đã thay mặt Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ký Quyết định số 08/QĐ-HĐCT ngày 1-2-2019 về việc trả hồ sơ để Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) điều tra bổ sung và làm rõ thêm một số vấn đề kỹ thuật trong vụ việc.

Điều tra bổ sung vụ việc tập trung kinh tế giữa GrabTaxi và Uber
Ứng dụng gọi xe của Grab. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trước đó, ngày 30-11-2018, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh của hai doanh nghiệp nêu trên. 

Cơ quan này đã xác định vụ việc Grab mua lại Uber có hành vi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh tranh và hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh.

Sau khi có kết luận, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng Cạnh tranh để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Ngay khi tiếp nhận hồ sơ điều tra từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh Trần Quốc Khánh đã ký Quyết định số 01/QĐ-HĐCT ngày 1-1-2019 thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty Trách nhiệm hữu hạn GrabTaxi và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam.

Theo đó, hai doanh nghiệp bị điều tra là Công ty Trách nhiệm hữu hạn GrabTaxi, địa chỉ tại 268 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP Hồ Chí Minh (theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 6 ngày 23-5-2018, Công ty Trách nhiệm hữu hạn GrabTaxi đổi tên thành Công ty Trách nhiêm hữu hạn Grab) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam, địa chỉ, tầng 2, tòa nhà Robot Tower, số 308 - 308C Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Cũng theo Quyết định số 01/QĐ-HĐCT ngày 1-1-2019, Chủ tọa phiên điều trần là ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Các thành viên khác bao gồm ông Trần Mai Hiến, bà Trịnh Thị Hằng Nga, ông Ngô Hữu Lợi và ông Phạm Văn Khánh. Thư ký phiên điều trần là bà Trần Thị Mai Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh và ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh.

Ngoài Công ty Trách nhiệm hữu hạn GrabTaxi và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam, trong vụ việc này còn có 6 doanh nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-HĐCT ngày 1-1-2019 của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn GrabTaxi và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam đã nghiên cứu hồ sơ và tiến hành nhiều phiên làm việc để các bên liên quan có thể trình bày quan điểm về những vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn. 

"Xét thấy có một số tình tiết mới phát sinh từ các thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp, căn cứ quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Chủ tọa Phiên điều trần đã thay mặt Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ký Quyết định số 08/QĐ-HĐCT, trả hồ sơ để Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng điều tra bổ sung và làm rõ thêm một số vấn đề kỹ thuật trong vụ việc", đại diện Hội đồng cạnh tranh cho hay.

Cũng theo quyết định này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) có thời hạn là 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định số 08/QĐ-HĐCT để tiến hành các trình tự liên quan tới việc điều tra bổ sung vụ việc giữa hai doanh nghiệp trên.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Điều tra bổ sung vụ việc tập trung kinh tế giữa GrabTaxi và Uber
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO