Bánh gai Yên Sở

Minh Tuấn| 03/04/2019 09:46

Bánh gai Yên Sở

Bánh gai Yên Sở

Mùa đông giá lạnh đến cỏ gà nơi triền đê cũng trụi đi. Thế mà luống đất hẹp nơi con dốc xuống làng, những rẻo đất đầu vườn, đón ngõ có một loài cây vẫn rất xanh. Không xanh sao được, lứa lá này tích nắng hôm hanh heo, đón gió hôm mưa bụi để xanh tốt, cho mẻ bánh cuối năm này chứ. Đó là cây lá gai, thứ cây cho lá để làm nên món bánh gai quê tôi. 

Bánh gai nhiều nơi làm, nhưng bánh quê tôi có khác. Khác bởi nhiều lẽ, từ hình thức cho đến hương vị, ăn là để nhớ, ăn là so sánh, nhiều khi mất lòng nhau bởi cách so sánh ấy. Đó là do thực khách, chứ người quê tôi hồn hậu, chả khoe khoang bao giờ. 

Trước hết phải nói đất làng cho nguyên liệu quý. Gạo nếp thơm, sáng nuột nhặt từng hạt, bột sắn dây ướp hoa nhài, hoa bưởi. Đậu tằm xanh lòng, nhất định không có hạt lép. Vừng nâu rang tróc vỏ, hạt tròn mẩy. Lá gai bánh tẻ, bỏ xơ, giã nát lấy nước. Dừa chặt cả buồng chọn quả ngon, nạo cơm trắng. Lá dừa chặt cả tàu bẻ hộp vuông, có khi cả vài nhà dùng chung mới hết.

Đầu tiên phải kể đến nhân bánh gai, thật kì công, phải là mỡ khổ thái hạt lựu, nhào đường, cùng đậu xanh đồ chín tới, trộn dừa nạo. Có chút mỡ này, bánh ngậy mà không ngấy. Đậu phải ngọt vừa, vàng thơm, dừa còn sợi, đủ ngọt, giòn. Thứ nhân vàng, thơm phức ấy được bọc bởi bột nếp có tỉ lệ bột sắn đã định thắng đường kính, nước lá gai màu xanh, thêm giọt nước hoa bưởi. Bánh nặn tròn, rồi nắn vuông, sao cho nhân chính giữa, không phòi. Vừng rang chín, thấm 2 ngón tay vào đĩa dầu rồi dính một lượng đủ 2 mặt bánh, sao cho vừng ấy không quá ít, mất vị bùi, không quá nhiều mà loãng vị khác. Vuông mỡ khổ cầm tay chà lên mặt lá chuối khô vừa được đồ qua hơi còn mềm nóng, lót đủ để gói bánh. Có thế, khi bóc, bánh mới không dính lá, tước nhỏ sợi lá là do cái tinh tế của người ăn, chứ cả cái bánh đen nhánh, điểm vừng nâu, bóc vụng cũng chả bong đi dù chỉ một hạt vừng. Lại nói đến thứ lá chuối khô, đến lạ, cứ gặp hơi nước đã thơm. Mùi thơm lắng đọng khiến người ta phải hít hà, gợi nhớ các món quà như bánh tẻ, bánh mật, hay cái bánh rán phồng... khắp các cầu chợ làng, chứ chẳng riêng món bánh gai này. Nhưng lá chuối khô, gói cái bánh gai thơm mùi nếp, mùi đậu, mùi hương bưởi, hương nhài thì phải nói là nhất. Bởi chỉ những thứ này mới khiến cho lá chuối khô “dậy mùi”. Một mùi hương quê mùa, mộc mạc mà thảo thơm. Chõ đã trát, để đồ bánh. 

Bếp nóng, củi đượm, chả mấy mà nước đã sôi, lên hơi nghi ngút. Cả gian bếp thơm nồng. Gác bếp những nong nia, dần sàng đã lên màu, những mồ hóng, mạng nhện như đều lưu giữ mùi bánh cả. Lửa giảm, không còn nghe thấy tiếng nước sôi, khói vẫn tỏa đều, mùi hương lan ra sân, rồi lên nhà trên. Bánh chín, dỡ ra xảo, tóc và áo đã thơm từ bao giờ. Bánh gai quê tôi không để trần lá chuối, buộc lạt hồng 5 cái một mà bánh ấy được đặt trong vỏ vuông lá dừa. Lá dừa bánh tẻ, bẻ hộp vuông vức, bánh gai bên trong, lắp nửa còn lại vào, vừa khít. 5 bánh ấy buộc nhẹ bằng 2 lạt hồng. Biếu ai thì đi một chục, gia đình đông thì đi hai chục. Cả đại gia đình nhận quà quí, cọc thờ cụ trên ban thờ cùng bánh chưng, cọc cúng thần linh nơi đền miếu, về con cháu hưởng lộc, vỏ còn dấu tàn hương. Cái bánh vuông trên tay, thơm từ lá đến nhân. Bánh dẻo bùi, ngọt ngào. Vẫn gạo đồng, đậu bãi, chỉ là thêm mớ lá gai thôi mà sao người quê thôi khéo đến thế. 

Mỗi nhà lưu giữ một công thức để có cho nhà mình, cho làng mình một thứ bánh như thể hồn vía làng, thế nên xa gần ai cũng biết tiếng: Bánh gai Yên Sở - Hoài Đức. Nhớ quê, nhớ bánh gai, nhớ những ngọn dừa cao ngút mắt, bàn tay chị tảo tần xay bột, giã lá, bẻ vỏ hộp thoăn thoắt... làng tôi đã khác xưa, chị không phải xay bột, giã lá bằng tay để gói bánh nữa, có máy làm hộ chị rồi. Nhưng hương vị bánh thì vẫn như xưa, bởi chả cần sáng đèn tay chị vẫn đong đúng cữ, đất vườn, đất bãi nguyên liệu vẫn hẵng còn đủ, chưa phải mua của người thiên hạ... Tôi trở về, tìm lại và cất đi những dấu xưa, cho mình và cho các con, sợ rằng một mai sẽ vợi đi dấu cũ. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Bánh gai Yên Sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO