Suốt từ tháng Chạp đến giờ, con phố này vắng lặng. Người ta tìm tới con phố có hoa đào, hoa ban để chụp hình hay vừa nhấm nháp ly cà phê vừa ngắm hoa. Hoa của phố khoe sắc giữa ồn ào, náo nhiệt có một vẻ đẹp riêng, khác với sự im lặng phăng phắc giữa núi rừng.
Con phố này đã có từ lâu. Những ngôi nhà hai tầng cũ trầm mặc bóng người già lấp ló sau những chậu hoa hồng cổ. Nhịp điệu trầm lắng của kiến trúc như đã tạo nên nhịp sống, những tiếng còi xe cũng thưa vắng trong tiết trời cuối xuân đến nao lòng.
Thường thì năm nào cũng thế, khi hoa đã vãn, những cái đài bắt đầu ngưng đọng thành quả thì con phố này mới nảy lộc bằng lăng. Cành bằng lăng mùa đông khô khốc như củi mục, bỗng trổ lộc đỏ. Không giống sắc đỏ ào ạt của rừng phong, cành bằng lăng đỏ lạnh lùng trong tiết mưa phùn rét lại của tháng ba. Sắc đỏ xen lẫn với tiếng chim khuyên chuyền cành tìm nơi kết tổ.
Thế rồi, những quán cà phê sách đìu hiu lại bắt đầu có khách. Những ống kính máy ảnh như bất động để bắt lấy khoảnh khắc như đứng yên của trái đất khi cành bằng lăng đỏ in trên nền ngói cũ phủ bụi mờ. Trước khi xòe tán xanh um và bung nở sắc hoa tím và kết quả cứng đanh, bằng lăng có một thời khắc lạ như thế. Nõn nà mà quyết liệt như màu của sự sống toát lên từ những vỉa hè cằn cỗi bên đường.
Những mùa cây thay lá là một dịp người ta nhận ra sắc xuân của từng loài cây. Có loài gấp gáp vội vã nở hoa để kịp đậu quả như hoa xoài, hoa nhãn. Có loài hoa rụng rồi mới thấy nảy lộc như cây gạo. Bằng lăng có một màu lộc riêng, theo ngày tháng không xanh đậm lên bằng sự gia tăng sắc xanh mà là một phản đề ghê gớm. Lộc đỏ ối bao nhiêu, lá sẽ thẫm bấy nhiêu, phải chăng chính đối nghịch ấy như âm và dương, nước và lửa ấy đã phối kết thành một sắc tím thẫm của hoa. Màu tím mùa thi được ví như màu mực tím, màu của tháng năm học trò hay màu của sự kiên gan bám đất cằn mà đơm hoa đều đặn mỗi mùa hạ.
Mỗi con đường đều với một sắc hoa tạo nên một dư vị của phố. Có con phố bất chợt đón xuân về trong e ấp hoa ban, có khi là màu điệp vàng, phượng vàng và cả những trầm lắng sâu đằm của hoa sữa trong se lạnh cuối năm. Hoa đã biến phố trở thành những dấu mốc thời gian. Bằng lăng dường như cũng không ngoại lệ, một sắc hoa, một con đường nhỏ, một giai điệu mùa trong tổ khúc năm tháng lắng đọng trong tâm hồn mỗi người. Và có lẽ, khi những hàng bằng lăng thay lá, một sắc đỏ của lộc non như nốt nhạc lạ kì, vút lên, giữa giai điệu xanh nền nã sẽ làm ta mãi vấn vương với phố phường…
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đây là lần đầu tiên quận Tây Hồ tổ chức liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc. Liên hoan hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều mới lạ qua các phong cách trình diễn của từng nhóm nhạc, band nhạc.
“Tri thức may, mặc áo dài Huế” được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của áo dài trong cuộc sống đương đại.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm hoạt hình Việt Nam (1959 - 2024), Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I (gọi tắt là Liên hoan phim) được tổ chức với chủ đề Dòng chảy hoạt hình Việt Nam.
Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
Tháng 12 này, Nhà hát Hồ Gươm sẽ ra mắt dự án “Hồ Gươm Live Concert” nhằm đem lại trải nghiệm âm nhạc đương đại cho công chúng yêu nhạc trẻ. Chương trình đầu tiên có chủ đề “Chuyện của mùa đông” diễn ra lúc 20h ngày 15/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (40 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội)...
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...
Tối 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 chính thức khai mạc. Liên hoan quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên trên cả nước tranh tài.