Ban Khánh tiết đình Chèm nhận trách nhiệm, xin rút kinh nghiệm vì tự ý chặt hạ cây đa

KTĐT| 28/03/2022 07:55

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội người dân bức xức về việc chặt hạ cây đa tại di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm (quận Băc Từ Liêm, Hà Nội). Chiều ngày 25/3, thanh tra Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với phòng VH&TT quận Bắc Từ Liêm tiến hành kiểm tra xác minh, nhận định Ban Khánh tiết đình đã tự ý chặt hạ cây đa.

Cây đa trước cửa nghi môn của đình Chèm bị chặt hạ khiến dư luận phản ứng
Cây đa trước cửa nghi môn của đình Chèm bị chặt hạ khiến dư luận phản ứng

Những ngày qua, trên phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh nhiều người dân rớt nước mắt vì cây đa cổ thụ ở di tích hơn 2.000 tuổi – di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm bỗng dưng bị chặt bỏ. Nhiều người cho rằng việc tu sửa là đang phá hoại di tích vì với người Việt, cây đa là biểu tượng linh thiêng và gần gũi với đình làng. Vậy tại sao bỗng dưng cây đa cổ thụ tại đình Chèm lại bị chặt hạ?

Theo các đại diện Ban Khánh tiết đình Chèm, đây là giống cây đa đỏ mới được trồng từ năm 1998 để tạo bóng mát, chứ không phải cây cổ thụ hay cây di sản. Hơn nữa, năm 2021, trong mùa mưa bão cây đa đã gãy 1/3 về phía về phía bốn cột đồng trụ và làm gãy một phần của một trong bốn cột đồng trụ. Cây đa có hiện tượng nghiêng 25 độ về phía nghi môn nội (tàu tượng) và nghi môn ngoại (cột đồng trụ) của đình Chèm, có nguy cơ gãy đổ bất cứ lúc nào trong mùa mưa bão.

Do tâm lý lo sợ mùa mưa bão tới gần, cây sẽ gây nguy hiểm cho Nhân dân và di tích, ngày 10/3/2022, Ban Khánh tiết cùng các cụ cao niên, bô lão và đại diện Nhân dân vẫn họp, quyết định chặt hạ cây đa. Nên ngày 18/3, cây đa trước cổng nghi môn đình Chèm bị chặt hạ.

Theo giải thích của Ban Khánh tiết đình Chèm, đây không phải cây đa cổ hay cây di sản. Nhưng việc chặt hạ cũng chưa được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo giải thích của Ban Khánh tiết đình Chèm, đây không phải cây đa cổ hay cây di sản. Nhưng việc chặt hạ cũng chưa được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

Trước đó, Ban Khánh tiết đình Chèm đã nhiều lần có công văn đề nghị các cấp chính quyền cho phép chặt hạ cây đa, bà Nguyễn Thị Thanh Loan – Phó Chủ tịch UBND phường Thụy Phương đã ghi nhận, và hứa sẽ trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Tuy nhiên, bà Loan cũng đề nghị trong khi chờ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền quyết định, UBND phường Thụy Phương đề nghị Ban Khánh tiết đình Chèm giữ nguyên trạng cây đa trước nghi môn, không tự ý chặt hạ cây. Nhưng sự việc rất đáng tiếc vẫn xảy ra.

Sau khi sự việc được báo chí phản ánh, UBND quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo UBND phường Thụy Phương cùng phòng VH&TT và các đơn vị liên quan đã tiến hành kiểm tra, xác nhận. Sau khi kiểm tra, các đơn vị đánh giá hành động chặt hạ cây đa của Ban Khánh tiết đình Chèm là không đúng quy định, việc làm này chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Ban Khánh tiết đình Chèm đã nhận khuyết điểm và xin rút kinh nghiệm. Ngoài ra, Ban Khánh tiết cũng đề xuất trong 10 năm tới sẽ trồng bổ sung các cây phù hợp với di tích (không trồng các loại cây ngoại lai).

Tại di tích đặc biệt đình Chèm đang tiến hành tu sửa cấp thiết một số hạng mục
Tại di tích đặc biệt đình Chèm đang tiến hành tu sửa cấp thiết một số hạng mục

Chiều ngày 25/3/2022, UBND quận Bắc Từ Liêm đã ra văn bản chỉ đạo đề nghị các ngành thuộc Quận và UBND phường Thụy Phương tổ chức triển khai, rà soát toàn bộ sự việc, lập hồ sơ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo về UBND quận để tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng và UBND TP.

Hiện nay, tại di tích quốc gia đình Chèm cũng đang tiến hành tu sửa cấp thiết một số hạng mục. Chiều 25/3, tại đình Chèm, đoàn công tác của Sở VH&TT Hà Nội gồm Thanh tra, Ban Quản lý di tích Danh thắng, phòng VH&TT quận Bắc Từ Liêm đã có buổi làm việc với đại diện Ban Khánh tiết, Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công không chỉ về vấn đề chặt hạ cây đa gây ồn ào trên dư luận vừa qua, mà cả các vấn đề trong công tác tu sửa lần này.

Đình Chèm là một công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo, cũng là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất nước ta. Theo lời kể của dân làng thì đình có niên đại cách đây hơn 2.000 năm.

Song hiện trong đình chỉ lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, có hai pho tượng vợ chồng Lý Thân bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888.

Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. Hiện ở đình Chèm vẫn còn lưu giữ chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm...

Với những giá trị tổng hợp về kiến trúc và lễ hội, ngày 25/6/2018, đình Chèm được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Trước đó, ngày 17/6/2016, Lễ hội đình Chèm được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hiện nay, tại đình Chèm đang có nhiều hạng mục được tu sửa cấp thiết. Ngày 18/3/2022, trong quá trình tu sửa, nơi đây đã xảy ra sự việc Ban Khánh tiết tự ý chặt hạ cây đa có đường kính lớn, từng tạo nên cảnh quan đẹp cho ngôi đình. Sự việc này đã bị dư luận phản ứng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Ban Khánh tiết đình Chèm nhận trách nhiệm, xin rút kinh nghiệm vì tự ý chặt hạ cây đa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO