Bãi biển quê hương

kinhtedothi| 07/06/2022 09:48

Chị nhận được thông báo họp lớp khá muộn so với các bạn khác. Điều ngỡ ngàng là năm nay cuộc họp sẽ là một vùng biển ở quê, chứ không ở trường cũ giống như mọi năm. Chị định từ chối nhưng…

Các bạn trong lớp cho rằng, mọi năm họp lớp ở trường rồi. Năm nay, vì nhiều lý do, nhiều bạn trong lớp không về dự họp được nên sẽ tổ chức nơi khác. Thôi tốt nhất là ra bãi biển quê hương, ngày nắng nóng vừa liên hoan vừa tắm biển.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Với lại, hai năm vừa rồi vì dịch bệnh không tổ chức họp lớp được nên năm nay làm hoành tráng một chút. Cuộc gặp chỉ gói gọn trong 1 ngày, sáng đi chiều về. Có chị còn tán: “Sắp già đến nơi rồi, tranh thủ tắm biển khoe cơ thể còn đẹp, chứ mấy năm nữa thì…”.

Lúc đầu khi nhận được tin nhắn hẹn ngày giờ họp lớp, chị cũng cảm thấy bình thường vì năm nào chả đến hẹn lại lên. Mỗi năm, họp lớp là đến trường cũ, có mời các thầy cô giáo, rồi liên hoan, rồi đi hát karaoke… Sau đó ai về nhà nấy. Chị vốn tính thích sống lặng lẽ một mình, ít giao du nên thực ra không thích tụ tập kiểu họp lớp. Nhưng nhà chị gần trường cũ, không đi họp lớp thì rất khó coi với bạn bè. Nhưng sau đó, chị có linh tính hình như một điều gì đó khác lạ sẽ xảy ra trong lần tụ tập này.

Chị đến nơi hẹn ở bãi biển mới biết linh tính của mình là đúng. Đến nơi, vào quán ăn sáng, mọi người mới giới thiệu có bạn cùng khóa tham dự với “cuộc họp lớp của chúng ta”. Nguyên nhân là anh bạn này vừa từ nước ngoài về, biết tin có cuộc vui nên xin gia nhập. Người được giới thiệu đứng lên nói vài lời và bày tỏ mong muốn là “xin tài trợ cho cuộc gặp này, chuyện trường thì tham gia, còn chuyện lớp miễn tham gia”.

Chị ngồi trong bàn bỗng mặt đỏ bừng và hiểu nguyên nhân sâu xa anh tham gia cuộc gặp gỡ hôm nay.

Chị và anh nhà gần nhau. Từ nhỏ hai đứa đi học cùng nhau cùng lớp, cùng trường. Riêng lên lớp 10 thì hai đứa học lớp khác nhau, nhưng vẫn hẹn cùng về vì chị sợ bị bọn trai choai choai chọc ghẹo. Anh học rất giỏi nên chị thường nhờ phụ đạo thêm về toán, cũng nhờ luôn việc sửa mấy thứ đồ hỏng lặt vặt trong nhà.

Anh là chàng trai hoạt bát, đá bóng rất giỏi và cũng không kém phần nghịch ngợm nhưng rất ngoan khi mỗi lần gặp chị. Mỗi lúc chị sai gì, anh đều làm tăm tắp mà không bày tỏ ý kiến và hoàn thành trên mức chị mong đợi. Lũ bạn thường trêu chị là nhân vật quan trọng (VIP) vì có cận vệ riêng. Mỗi lần ai chọc giận chị là không xong với anh dù kẻ đó cao lớn, khỏe mạnh như thế nào.

Tốt nghiệp trường phổ thông, anh đi nước ngoài học, đúng như mơ ước của anh. Trước khi đi, anh chỉ đến nhà chị hí húi sửa lại các quạt điện bị hỏng mà không nói gì. Trước đây, chị cũng nghĩ anh sau này sẽ làm kỹ sư hay thợ điện gì đó… Chị không nghĩ anh đậu đạt điểm cao rồi đi nước ngoài học.
Mãi sau này, khi anh đã học ở nước ngoài, rồi ở lại trường nghiên cứu, giảng dạy, chị mới nhận được thông điệp yêu thương của anh.

Lúc đó, anh gửi mail cho chị với vài dòng ngắn ngủi: “Ước giờ này vẫn mãi mãi ở cạnh em để bảo vệ em lúc cần, để sửa những chiếc quạt điện, cái xe đạp cũ kỹ…”. Lúc đó, chị thầm nghĩ “ván đã đóng thuyền”, mình đã có chồng rồi, thương nhớ cũng chỉ là xa xôi.

Buổi họp lớp diễn ra đúng như kế hoạch. Với mọi người, anh không hề xa lạ nên mọi việc diễn ra tự nhiên. Chiều, mọi người tắm biển trước lúc ra về. Chị không xuống biển tắm mà ngồi bệt trên bờ nhìn mọi người, anh cũng không tắm mà ngồi cùng chị. Hồi lâu anh mới kể tình hình của mình, về công việc, về gia đình.

Anh nói: “Mọi thứ đẹp đẽ của tuổi thơ trẻ, của tình đầu vẫn còn trong anh. Nhưng anh biết những gì cần cẩn trọng, chỉ giữ trong lòng thôi”. Anh còn cho biết, sau lần về nước này, gặp lại chị ở đây, anh sẽ cùng gia đình chuyển đến sống ở một châu lục khác xa hơn vì anh mới nhận được một lời mời mới… Anh không rõ khi nào lại trở về nước gặp chị.

Chị thầm cảm ơn anh. Chị biết rất rõ là sau khi anh du học vài năm, chị ngày càng cảm nhận được chuyện anh chính là mối tình đầu của mình. Lần này, nếu anh không chủ động đặt ra giới hạn giữa hai người, chị có thể…

Gió biển quê hương thật mát. Chị nhìn anh với cặp mắt biết ơn với những lấp lánh ánh sao.

(0) Bình luận
  • Thắp lên cánh đồng mùa xuân
    Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
  • Nhớ miền tết xưa
    Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Trần Phúc Duyên: Sơn mài thấm đẫm hồn quê
    Khác với các nghệ sĩ xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng thời di cư sang châu Âu, duy nhất họa sĩ Trần Phúc Duyên chọn sơn mài là chất liệu chủ đạo và xuyên suốt cho các sáng tác thấm nhuần tâm hồn Việt. 70 năm tuổi đời, 50 năm ông dành trọn tình yêu cho nghệ thuật sơn mài, với niềm đau đáu cùng khát khao nâng tầm chất liệu hội họa độc đáo này.
  • Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 674/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức triển lãm mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • "Đọc tranh nhớ chữ" - bộ sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện
    Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp cùng Crabit Kidbooks vừa chính thức giới thiệu bộ sách “Đọc tranh nhớ chữ”, một bộ sách giáo dục sớm dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với phương pháp học tập trực quan, sinh động, bộ sách hướng đến việc giúp trẻ mầm non làm quen với chữ viết một cách tự nhiên, không áp lực, khơi dậy niềm yêu thích đọc sách ngay từ nhỏ.
  • Thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2024
    Vừa qua, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2024.
  • [Podcast] Đọc báo giấy - Nét đẹp văn hóa còn mãi với Thủ đô
    Đọc báo giấy vào mỗi buổi sáng đã từng là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô. Thế nhưng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ngày nay, sự ra đời và phát triển của báo chí đa phương tiện, mạng xã hội thì việc đọc báo giấy ít nhiều có sự đổi khác. Song, thói quen đọc báo giấy vẫn mãi là điều gì đó thật đẹp trong nếp nghĩ, trong cuộc sống của một lớp người Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bãi biển quê hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO