Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nếp nhà Hà Nội: Bài 2: Giữ nếp nhà

Trần Văn Mỹ 03/08/2023 15:51

Đến thôn Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, hỏi thăm gia đình có truyền thống hiếu học, bạn được người làng kể cho nghe về gia đình cụ Vũ Tuân Sán, nhiều đời sống hòa thuận, nêu cao truyền thống hiếu học và cùng giữ đạo nhà.

Thân phụ cụ Vũ Tuân Sán là Vũ Duy Hoán (1888 - 1954), theo học chữ Hán, đỗ đầu xứ, sau chuyển học quốc ngữ, chữ Pháp rồi vào học trường Bưởi. Năm 1911, đỗ bậc Thành chung, sau đó cụ đi dạy học ở Hải Phòng, Thái Bình và ba năm làm Giám thị trường Bưởi. Trước khi về hưu cụ dạy học và làm hiệu trưởng một trường ở tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm. Cụ Vũ Duy Hoán là người thầy nghiêm khắc nhưng tính tình lại hết sức phóng khoáng, làm thơ, viết kịch bản tuồng. Nhằm nâng cao việc rèn người, cụ soạn “Nam nữ tu tri”, bàn về giáo dục và giới tính; “Tay trắng làm nên” dịch từ sách Trung Quốc “Bạch thủ thành gia”; chọn dịch những bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ cổ điển Pháp và in thành tập với tên gọi “Bài học thuộc lòng chọn lọc”. Sách in lần đầu năm 1926, tái bản năm 1953 và năm 1994 được Nxb Thế giới in bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Những bài thơ Pháp được cụ Việt hóa đạt trình độ nghệ thuật, được học giả Nguyễn Văn Tố nhận xét: “Những bài dịch đã sát nguyên văn và còn khiến nguyên văn thêm phần khởi sắc”. Trọng nghề thầy, luôn tìm tòi và sáng tạo, cụ thực hiện phương pháp giáo dục mới, nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại đã giúp nhiều học trò thành đạt như: Anh hùng lao động GS. Trần Hữu Tước, Viện phó Viện văn học GS. Vũ Đức Phúc...

1-1-.jpg
Khi còn sống dẫu tuổi cao, cụ Vũ Tuân Sán vẫn say sưa với công việc nghiên cứu, đọc sách báo.

Trong gia đình, đối với các con cụ hết lòng thương yêu và dạy bảo chu đáo. Cụ làm bài thơ, ở đầu mỗi câu có chữ Duy, Tuân, Trung, Hiếu, Kính để đặt tên đệm có ý nhắc nhở các con suốt đời tuân theo điều trung hiếu, luôn giữ đạo làm người. Phương châm dạy con được cụ thể hiện qua mấy câu thơ tự cảm:

Trung hiếu dám đâu sai tấc dạ,

Văn chương tạm cũng góp vài câu.

Giá mà tráng kiện thường như trẻ,

Nghèo vẫn phong lưu chẳng cứ giàu.

Cụ Vũ Duy Hoán có hai con trai đậu cử nhân luật. Trong đó có PGS. Vũ Tuấn Anh, từng làm Trưởng Ban văn học hiện đại Viện Văn học Việt Nam, tham gia biên soạn “Từ điển văn xuôi”, làm các tuyển tập thơ Hồ Chí Minh và Chế Lan Viên.

Con trai trưởng của cụ Vũ Duy Hoán là Vũ Tuân Sán, sinh năm 1915, năm 1934 đậu tú tài toàn phần rồi vào học trường Bưởi. Năm 1941, sau một cuộc thi, ông được bổ làm tri huyện tư pháp huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Kháng chiến toàn quốc, ông lên Việt Bắc. Năm 1955, ông về làm ở Phòng Bảo tồn bảo tàng Sở Văn hóa Hà Nội. Với vốn chữ Hán, chữ Nôm phong phú, ông đi sâu nghiên cứu thời đại Hùng Vương, Hai Bà Trưng, đi sâu tìm hiểu thân thế và sự nghiệp nhà giáo Chu Văn An, bà Huyện Thanh Quan... Vào những năm chiến tranh ác liệt, ông viết lược sử di tích văn hóa 4 khu phố nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Ông cùng GS. Trần Quốc Vượng viết “Hà Nội ngàn xưa”, khảo cứu, chú thích “Ca dao ngạn ngữ Hà Nội”; soát phần chữ Hán, hiệu đính và viết tổng luận “Tuyển tập văn bia Hà Nội”. Bằng vốn kiến thức văn hóa Đông - Tây sâu sắc, ông cùng Hoa Bằng, Hoàng Tạo chú thích, dịch nghĩa hai tập “Thơ Đường”, dịch tiểu thuyết của Rômanh Rôlăng và Anna Dêgơc...

2-1-.jpg
Khu Đường Viên của gia đình cụ Vũ Tuân Sán ở Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.

Với bút danh Tảo Trang, Chí Kiên, trong vòng 80 năm, cụ đã viết nhiều bài nghiên cứu về văn hóa, lịch sử in trên các tạp chí chuyên ngành và các báo ngày, báo tuần. Năm 2007, Trung tâm nghiên cứu Quốc học đã tổ chức biên soạn và xuất bản “Hà Nội xưa và nay” của Vũ Tuân Sán. Sách 980 trang khổ 16 x 24cm là một công trình nghiên cứu đồ sộ về Hà Nội. Ngay trong lời tựa, GS. Mai Quốc Liên đánh giá cụ là: “Một người hiếm quý - một nhà văn hóa bậc thầy”.

Ngày 9/3/2015, mừng cụ Vũ Tuân Sán thọ 100 tuổi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư và lẵng hoa chúc mừng. Trong thư, Chủ tịch nước viết: “Là cử nhân Tây học nhưng cụ say sưa, kiên trì đi về với ngọn nguồn dân tộc, trở thành một trong những nhà Hán Nôm học - Hà Nội học kỳ cựu, có nhiều đóng góp bằng tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật có giá trị. Cụ đã nêu một tấm gương sáng trong việc cổ vũ thế hệ trẻ kế thừa khí phách và những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông ta”.

3-1-.jpg
Khu Đường Viên của gia đình cụ Vũ Tuân Sán ở Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.

Cụ Vũ Tuân Sán đã vào cõi thiên thu ở tuổi 103 nhưng giờ đây, mỗi khi nhớ đến cụ, trong tôi lại hiện lên bao kỷ niệm đẹp đẽ và sâu sắc. Tôi nhớ mãi một lần đến khu Đường Viên ở làng Đại Từ thăm cụ, ở tuổi ngoài 90 tôi vẫn thấy cụ đọc sách báo và soạn phần chú thích cho tập “Thơ Cao Bá Quát”. Khi tôi hỏi nghĩa hai chữ “Đường Viên”, cụ cho biết khu đất này là của ông nội để lại. Đường Viên lấy từ “Đường lệ” trong “Kinh Thi”. Bài thơ ca ngợi tình thương yêu giữa anh em ruột thịt. Suốt đời cụ tâm niệm những điều đẹp rút ra từ sách cổ và lấy đó làm lẽ sống. Và mảnh đất này đã được cụ cho các con, mỗi người làm một căn nhà, kiến trúc thanh nhã nằm quanh Tĩnh tâm trai là phòng đọc sách và là nơi làm việc của nhà giáo Vũ Duy Hoán trước đây.

Cụ Vũ Tuân Sán sống một cuộc đời trọn vẹn và đẹp đẽ. Noi gương ông nội và người cha kính yêu, các con cụ đều sống chỉn chu, mực thước. Vào những năm sống trong bao cấp, các con cùng bố mẹ chịu đựng và vượt qua khó khăn đời thường. Bữa cơm hằng ngày dẫu có đạm bạc nhưng các con cụ không sao nhãng việc học hành. Cụ có 8 người con thì 7 người tốt nghiệp đại học. Chị Vũ Uyển Dĩnh bảo vệ luận án PTS ở Liên Xô (cũ), sau tu nghiệp ở Pháp, là PGS dạy ở Trường Đại học Xây dựng; anh Vũ Tuân Giản làm Giám đốc Xí nghiệp giao thông ở Bến Tre; chị Vũ Uyển Di tốt nghiệp Đại học Sư phạm, giáo viên văn trường Amsterdam (Hà Nội); chị Vũ Uyển Hàm là Giám đốc Công ty Sữa Mộc Châu…

4.-ha-noi-xua-va-nay.jpg
Cuốn sách “Hà Nội xưa và nay” của tác giả Vũ Tuân Sán.

Họ Vũ phát tích tại làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương. Một chi của họ này qua Thanh Hóa rồi đến định cư bên bờ sông Tô Lịch, phía nam thành Thăng Long đến nay đã 11 đời. Đó chính là họ Vũ ở làng Đại Từ ngày nay. Từ đời thứ 6, họ này luôn trọng việc học, xây dựng gia đình hòa thuận, anh em lấy hiếu nghĩa làm đầu.

Người viết bài này có biết chị Lai người làng Đại Từ. Trước đây, có lần tới hỏi thăm cụ Sán, chị tươi cười hỏi lại: “Có phải anh hỏi cụ Cử Sán không? Đến làng Đại Từ anh hỏi cụ Cử Sán thì ai cũng biết! Ông bà ăn ở hay lắm. Mỗi khi có chuyện gì đó không vừa lòng, buổi tối ông bà lại đi dạo bên hồ nước để nói chuyện với nhau. Mà nói chỉ đủ nghe thôi! Đối với làng xóm thì từ xưa đến nay không xảy điều tiếng gì, ông bà ở chẳng để mất lòng ai anh ạ!”. Đối với tôi, đó là một tiếng khen hết sức giản dị phải cả đời rèn luyện mới có được, đó chính là cái gốc làm nên nếp nhà./.

Bài liên quan
  •  Bài 1: Gia phong người Hà Nội
    Nhà văn Toan Ánh trong “Nếp cũ - Con người Việt Nam” đã khẳng định: "Nếu gia đình là một bụi cây nhỏ, gia tộc là cả một khóm rừng, khóm rừng che chở cho bụi cây, nhưng bụi cây dù nhỏ cũng góp phần vào để làm cho khóm rừng thêm rậm rạp. Muốn biết khóm rừng phải đi từ bụi cây, muốn hiểu xã hội phải đi từ gia đình. Chính vì lẽ đó, muốn hiểu phong tục Việt Nam, phải bắt đầu từ phong tục gia đình".
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Giữ nếp nhà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO