Những ngày đầu tháng Chạp, các thương lái, chủ vườn đã đưa đào cổ thụ ra đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để chào mời khách đến thuê và mua về trưng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Những ngày đầu tháng Chạp, các thương lái, chủ vườn đã đưa đào cổ thụ ra đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để chào mời khách đến thuê và mua về trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, tại tuyến đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) những ngày giữa tháng 12 Âm lịch, ngập tràn sắc hoa đào chào đón Xuân Nhâm Dần 2022.
Nổi bật giữa hàng nghìn gốc đào, đào rừng cổ thụ là một trong những thú chơi đắt đỏ dịp Tết, do thuộc loại “hiếm có khó tìm”, những gốc đào rừng này thường dùng để cho thuê với giá cao chứ không bán.
Mặc dù xuống phố từ khá sớm và có nhiều sáng tạo trong kiểu dáng nhưng người bán tại đây cho biết lượng khách vẫn khá thưa thớt.
Những gốc đào cổ thụ này thường là đào Nhật Tân, một số gốc được chở về từ vùng núi Sơn La, sau đó được trồng và chăm sóc tại vườn ở Hà Nội. Giá thuê đào tùy thuộc vào tuổi thọ, thế cây, kích thước của cây…
Đào cổ là loại cây quý hiếm và luôn được giới sành chơi săn lùng vì những điểm nổi bật như: tuổi thọ cao, thân cây xù xì, thế tam đa nhiều lộc nhiều nụ…
Anh Quản Trọng Nghĩa (người bán và cho thuê đào) cho biết: “Đây là những gốc đào quý hiếm, tốn công, tốn sức tìm kiếm, săn lùng rồi phải mất thêm nhiều năm chăm sóc, ghép với đào Nhật Tân, tạo thế kỳ công".
"Đó còn chưa kể những tiểu cảnh đi kèm được họa sĩ thiết kế riêng để tạo điểm nhấn. Gốc đào đắt nhất đang có giá 250 triệu đồng/chậu, cho thuê 150 đến 200 triệu đồng/chậu. Với chiều cao khi lên chậu, đào cổ thụ sẽ hợp với trưng bày ở các sảnh cơ quan, tòa nhà, biệt thự có sân vườn rộng.”. - Anh Nghĩa cho biết thêm.
Đào cổ thụ là những gốc cây vững chãi với đường kính khoảng 90 cm, vừa vòng tay 1 người ôm. Đặc điểm thân cây xù xì, lộ rõ vẻ già nua theo năm tháng.
Không giống như đào thất thốn, người trồng có thể làm chủ được thời điểm ra hoa, và số lượng hoa theo yêu cầu của khách. Với giống đào rừng cổ thụ được trồng ngoài trời nên yêu cầu người chăm sóc phải tỉ mỉ, ước lượng đúng thời điểm ra hoa kịp để phục vụ khách chơi Tết.
Tuy nhiên, lượng khách "xuống tiền" mua thời điểm này vẫn thưa thớt.
Theo chị Hoan - chủ vườn đào cổ thụ tại đây chia sẻ: “Nếu không cho nhiều hoa và lộc, cành đào cổ đến mấy cũng chỉ giống như cây củi khô. Những cây đào cổ thụ này thường được chăm kỹ và tỉ mỉ".
"Năm nay do tình hình dịch Covid-19 nên lượng khách đến mua và thuê cũng ít hơn so với mọi năm" - Chị Hoan trải lòng
Người dân đa phần chỉ hỏi thuê chưa ít người hỏi mua, thời gian thuê kéo dài đến Rằm tháng Giêng. Vì đây đều là những cây đào có kích thước lớn và giá trị cao, nên người thuê thường là những đại gia có biệt phủ hoặc những công ty lớn.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, đường Lạc Long Quân lại trở thành điểm đến tham quan, mua sắm những loại hoa đẹp, độc, lạ của người dân Thủ đô.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
“Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2317/QÐ-BVHTTDL ngày 3/7/2025 phê duyệt Kế hoạch “Xây dựng mô hình xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số” năm 2025.
Không chỉ là những con số kỷ lục, kết quả kỳ thi vào lớp 10 năm học 2025-2026 của học sinh phường Giảng Võ còn là câu chuyện đầy cảm hứng về một mô hình giáo dục thành công, nơi chất lượng đại trà vững chắc trở thành bệ phóng cho những tài năng mũi nhọn vươn xa.
Ngày 7/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố các quyết định liên quan đến công tác cán bộ của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố.
UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Ngay trong những ngày đầu tháng 7/2025 điểm phục vụ hành chính công xã Đa Phúc (Thành phố Hà Nội) đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, cho thấy tinh thần phục vụ nhân dân đang được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Chiều 4/7, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI tổ chức Hội nghị thông tin về Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp thường lệ giữa năm) của HĐND Thành phố Hà Nội. Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025)
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo tạm dừng đón khách tại ba điểm di tích trên địa bàn nhằm phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các công trình di sản.
Ven bờ sông Tô Lịch của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, có một ngôi đền chứa đựng sự cổ kính và phản ánh rõ nét thẩm mỹ truyền thống của kiến trúc đền miếu Bắc Bộ - đó chính là đền Kim Giang.