Y tế - Giáo dục

Ấn tượng nữ thủ khoa học sinh giỏi môn Văn đa tài

Sơn Dương 11/02/2025 15:48

Thủ khoa Kỳ thi chọn Học sinh giỏi Thành phố lớp 9 môn Ngữ văn năm nay là em Phạm Hà Anh (Học sinh lớp 9A1, trường THCS Trưng Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hà Anh đạt số điểm 18,5/20. Trước đó, em đã giành giải Nhì cấp Quận với số điểm 14/20.

Câu chuyện Phạm Hà Anh đạt thủ khoa môn Văn không bất ngờ vì em đã bộc lộ năng khiếu văn học từ rất sớm. Với môn học mang tính chất “thẩm mĩ - nhân văn” này, Hà Anh chọn viết văn theo lối tư duy chiều sâu, nhìn nhận đa chiều. Với đề văn mở, cô học trò này khai thác các góc cạnh của vấn đề và lồng ghép suy nghĩ của bản thân thay vì dập khuôn theo mẫu.

Một thế mạnh nữa là Hà Anh viết văn sáng tạo, mềm mại và có nét riêng. Ví dụ, khi đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích bài thơ, Hà Anh sẽ lồng thêm lý luận văn học để bài viết sắc nét hơn, ghi điểm cao. Đồng thời, em còn bổ sung phần liên hệ với tác phẩm, tác giả cùng giai đoạn, quan điểm sống của thế hệ trẻ để nâng tầm giá trị nội dung và thông điệp của tác phẩm.

z6306532075541_ab3788da8651cc30f6b6712fa950e9df.jpg
Em Phạm Hà Anh.

Theo Hà Anh, người viết nên lồng ghép kiến thức ngoài văn bản, kiến thức thực tế đời sống để bài viết tránh nhàm chán, rập khuôn. Kiến thức này được nuôi dưỡng dần dần từ tuổi thơ đọc sách kỹ năng sống, sách dạy kinh doanh, sách về tư duy phản biện cũng như các tác phẩm kinh điển của những tác giả nổi tiếng.

“Ngoài định hướng của thầy cô giáo, em tự học và lên kế hoạch luyện đề từ sớm. Trong các buổi học đội tuyển, mỗi khi có bài tập khó, em không chờ đợi sự gợi ý mà chủ động suy nghĩ, trao đổi với các bạn cách giải. Sau đó, mọi người cùng phản biện xem phương pháp nào đúng nhất.

Học trong lớp có nhiều bạn học giỏi môn Toán, Anh, em không coi đó là nỗi sợ mà coi các bạn như “gia sư riêng”. Em hỗ trợ các bạn môn Văn, các bạn giúp đỡ lại môn Toán, Anh. Đây là cách ôn luyện hiệu quả nhất vì những lỗ hổng kiến thức được vá lại khi chia sẻ với bạn bè.

Khi nào bó tay thì em mới nhờ thầy cô hướng dẫn. Về nhà, em thường lên internet tìm dạng đề mới và xem bài giảng online. Với các môn học, em luôn chú trọng nắm vững lý thuyết để không mất thời gian ôn tập lại. Trước ngày thi, em chỉ lướt qua coi như giải trí để tránh stress…”, Hà Anh chia sẻ.

Về kinh nghiệm thi học sinh giỏi, Phạm Hà Anh chia thời gian học và ôn tập các môn luân phiên trong tuần và dậy sớm đầu giờ sáng để tận dụng khoảng thời gian tĩnh lặng, không khí trong lành. Ngoài ra, Hà Anh còn cùng các bạn và cô giáo lập nhóm zalo “Hội chuyên văn”.

Nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn của trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - cô Nguyễn Thanh Bình, giáo viên chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy Văn không khỏi tự hào về cô học trò “vàng” của mình.

Cô Bình cho biết, trong quá trình dạy học và ôn tập, cô chuẩn bị tương đối tốt cho học sinh kể cả về kiến thức và tâm lý. Trước kỳ thi, học sinh được bốc thăm chọn bài văn bất kỳ để làm. Sau đó, cô dành thời gian viết tặng chữ “lucky” (may mắn) vào phần chấm điểm để động viên các em.

Chung vui với học trò, cô Bình cũng cho rằng, sứ mệnh của người thầy không phải là trao kiến thức mà là trang bị cho học trò những phẩm chất, năng lực, truyền cảm hứng. Qua đó để học sinh có thể chinh phục tri thức, vận dụng linh hoạt những điều đã học vào trong từng hoàn cảnh, thay đổi và hoàn thiện bản thân.

“Một con thuyền ra khơi không thể thiếu vai trò của người căng buồm, bẻ lái. Nhưng con thuyền đó có đi xa được hay không lại phụ thuộc vào sức mạnh nội tại của nó. Vì thế, với bản thân tôi, yêu thương - thấu hiểu - khơi nguồn - khích lệ - ghi nhận là cách để có thể gắn kết, truyền cảm hứng cho học trò yêu thích và nỗ lực học tập môn học.

z6306532274695_368fd45acba86e967ca0a7af6a6df634.jpg
Phạm Hà Anh tại Ngày hội sách 2024.

Học văn gắn với thói quen đọc sách nhưng không xa rời với cuộc đời. Dạy học theo đối tượng người học, tăng cường thực hành các dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến khó, rèn cho học sinh kĩ năng luyện đề và bản lĩnh trong các kì thi…”, cô Bình bộc bạch.

Còn cô Nguyễn Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương, Phạm Hà Anh là học sinh đa tài, đa năng. Trước khi thi HSG văn , em còn đạt giải Nhì cấp Thành phố và giải Khuyến khích cấp Quốc gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng (năm 2020-2021); Huy chương Bạc cuộc thi Tiếng Anh Hippo năm 2022-2023

Giải nhì HSG Tiếng Anh cấp trường năm 2022-2023; Huy chương Đồng cuộc thi Toán Tiếng Anh ITMC năm 2023-2024; Giải nhì HSG Văn cấp trường năm 2023-2024; Đại diện cho quận Hoàn Kiếm tham gia hội sách; Đạt giải Nhì kỳ thi HSG các môn văn hóa quận Hoàn Kiếm năm học 2024-2025.

Qua thành tích thủ khoa của cô học trò, cô Hà hy vọng nhiều thế hệ học sinh của nhà trường sẽ noi gương, phấn đấu học tập. Tuy vậy, cô vẫn dành thời gian nhắc nhở Hà Anh tiếp tục phấn đấu học tập để giành nhiều thành tích cao, nhất là trong môn Văn thời gian tới.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, Hà Anh cho biết trước mắt em sẽ tiếp tục phấn đấu để đạt những thành tích cao hơn, mục tiêu của em là thi được vào ngôi trường THPT mà em yêu thích.

Ngoài việc học tập tốt, Hà Anh còn tranh thủ thời gian để giúp đỡ gia đình việc nhà, nên bố mẹ Hà Anh rất yên tâm mỗi khi phải đi công tác xa, hay có công việc bận./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
  • 200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương
    Triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
Đừng bỏ lỡ
Ấn tượng nữ thủ khoa học sinh giỏi môn Văn đa tài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO