Đời sống văn hóa

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Mùa thu cho em” tại Festival Mùa thu Huế

Hương Giang 25/09/2024 10:43

Nhiều khán giả được thưởng thức các ca khúc viết về mùa thu trong đêm nghệ thuật “Mùa thu cho em” tại Festival Mùa thu Huế.

461290854_830775262559395_5381662547448973035_n.jpg
Chương trình nghệ thuật “Mùa thu cho em”.

Tối ngày 24/9, tại Nhà hát Sông Hương (01 Lê Lợi, TP Huế) diễn ra Chương trình nghệ thuật “Mùa thu cho em” trong khuôn khổ lễ hội Festival Mùa thu Huế 2024. Đến dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình và đông đảo khán giả cũng như những người yêu âm nhạc.

“Mùa thu cho em” là một chương trình nghệ thuật nằm trong chuỗi Festival Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện và Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế dàn dựng đã đưa khán giả thưởng thức các ca khúc viết về mùa thu cũng như những ký ức âm nhạc của các tác giả Minh Kỳ - Nguyễn Hiền, Cung Tiến, Phạm Trọng Cầu, Dương Thiệu Tước, Trần Tiến, Trịnh Công Sơn, Phạm Mạnh Cương và Ngô Thụy Miên.

Mở đầu Chương trình “Mùa thu cho em” là giai điệu của ca khúc Tiếng hát học trò với hình ảnh biểu trưng như “Mùa Thu mây bay khắp trời/ Gieo niềm thương nhớ đầy vơi” của Minh Kỳ - Nguyễn Hiền. Các ca khúc của Cung Tiến mang âm hưởng của mùa thu trong Thu vàng đã đem đến một cảm giác xao xuyến của tình yêu, những rung động mới chớm của đôi lứa...

Nhắc đến Trần Tiến, người yêu nhạc sẽ nhớ đến ngay một người nhạc sĩ đầy chất lãng tử, bình dị với phong cách đặc trưng là luôn cùng đàn guitar để hát về tình đời, tình người giữa dòng đời vội vã. Với mùa thu, Trần Tiến có hai ca khúc tiêu biểu đó là Dòng sông mùa thu và Mùa thu trắng được chưng cất từ suy tư về những kỷ kiệm gắn cùng những ám ảnh về không gian và thời gian và giàu sự chia sẻ, vì “Ai cũng có một dòng sông vắng xa /Trong nỗi nhớ trong kỷ niệm thiết tha, để rồi “Nhớ thương về đâu thương nhớ ơi /Tháng năm vội vàng năm tháng trôi”.

Tại Nhà hát sông Hương, khán giả còn được thưởng thức những bản tình ca ngát hương của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Phạm Mạnh Cương, Ngô Thuỵ Miên. Trong đó, Nhìn những mùa thu đi và Nắng thủy tinh đều là hai nhạc phẩm bất tử về mùa thu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lấy hình ảnh là một buổi chiều thu nhưng nếu như Nắng thủy tinh là một “chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm” thì buổi chiều trong Nhìn những mùa thu đi lại “đơn côi bàn tay quên lối, đưa em về nắng vương nhè nhẹ”.

Khép lại chương trình, khán giả được đắm mình trong những ca từ mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên gửi gắm trong ca khúc Mùa thu cho em. Mùa thu đến đem theo những cơn gió heo may dịu dàng, những con đường tràn ngập lá vàng rơi và cả khúc yêu thương của những trái tim “vương màu xanh mới”.

461098680_830774962559425_4688679829500824133_n.jpg
Các ca khúc viết về mùa thu được trình bày tại chương trình "Mùa thu cho em".
461200226_830775115892743_7719411947865284797_n.jpg
Chương trình do Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế dàn dựng.
461143462_830775072559414_6437109690882155571_n-1-.jpg
Nhạc sỹ Trần Tiến biểu diễn trong Chương trình nghệ thuật "Mùa thu cho em".
461255117_830774989226089_4974834306062795972_n.jpg
Khán giả được thưởng thức các tuyệt phẩm về mùa thu.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, Lễ hội áo dài Huế “Linh phụng” và Chương trình nghệ thuật “Mùa Thu cho em” là những hoạt động điểm nhấn của Festival mùa Thu trong khuôn khổ Fetival bốn mùa của Huế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội: phối hợp giữa Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Trung tâm Phục vụ hành chính công trong triển khai Đề án 06
    Với quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án 06, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững, sự phối hợp này đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực hợp tác liên ngành, góp phần thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển đổi số.
  • Học sinh quận Ba Đình tỏa sáng tại Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024-2025
    Ngày 21/11/2024, để tổng kết, đánh giá và động viên, ghi nhận các học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (TP. Hà Nội) tổ chức chương trình Tổng kết và Trao giải Kỳ thi Học sinh Giỏi (HSG ) các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024-2025 tại trường THCS Thành Công.
Đừng bỏ lỡ
Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Mùa thu cho em” tại Festival Mùa thu Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO