84 người chết vì vụ xả súng lịch sử­ tại Na Uy

VNE| 23/07/2011 15:52

(NHN) Cảnh sát Na Uy thông báo có tới 84 người thiệt mạng trong vụ khủng bố trại thanh niên trên đảo Utoeya, cao hơn nhiửu so với ước tính ban đầu là  10 người và  đây là  một trong những vụ bắn giết đẫm máu nhất trên thế giới.

Những người bị thương trong vụ xả súng trên đảo Utoeya đang được sơ cứu. Ảnh: AFP.

Chỉ và i giử sau vụ đánh bom ở trung tâm thủ đô Oslo chiửu qua, một tay súng người Na Uy trang bị nhiửu loại súng đã giả danh cảnh sát đột nhập đảo Utoeya để bắn giết điên cuồng những thanh niên đang tham dự trại hè do đảng Lao động cầm quyửn tổ chức tại đây.

Ảnh vụ xả súng đẫm máu trên đảo Utoeya

BBC dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Knut Storberget cho biết danh tính tay súng là  Anders Behring Breivik, 32 tuổi. Nghi phạm nà y bị bắt tại chỗ và  cảnh sát đang điửu tra sự dính líu của anh ta với vụ đánh bom thủ đô Oslo trước đó và i giử. Ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Store cho biết, Thủ tướng Jens Stoltenberg dự kiến đến thăm đảo Utoeya trong ngà y hôm nay để gặp các thanh niên dự trại hè.

Có khoảng 700 người đang tham gia trại hè của thanh niên trên đảo Utoeya thì xảy ra vụ xả súng kinh hoà ng nên số thương vong rất lớn. Theo các nhân chứng, tay súng có dáng người cao to, mắt xanh, tóc và ng, mang theo nhiửu loại vũ khí như súng ngắn, súng máy và  súng shotgun để bắn giết một lúc hà ng trăm người.

Phóng viên truyửn hình quốc gia Na Uy Ole Torp cho biết: "Tay súng giả danh là m một cảnh sát đi bằng phà  từ đất liửn ra đảo Utoeya và  nói rằng đang điửu tra các manh mối liên quan đến những vụ nổ. Sau đó anh ta yêu cầu mọi người tập hợp thà nh vòng tròn rồi bắt đầu xả đạn. Các thanh niên bử chạy và o bụi rậm, và o cánh rừng và  nhảy xuống nước để bơi thoát thân.".

Một nhân chứng khác 15 tuổi có tên Elise tham dự trại hè định mệnh kể: "Аầu tiên anh ta bắn những người trên đảo, sau đó bắt đầu bắn cả những người dưới nước. Tôi nhìn thấy rất nhiửu người chết". Ban đầu cảnh sát xác định có 10 người thiệt mạng, nhưng con số người chết tăng cao chóng mặt sau khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thêm nhiửu thi thể xung quanh đảo Utoeya.

Tại khách sạn là ng Sundvollen, nơi những người sống sót trên đảo Utoeya được đưa tới tạm thời, nhân chứng 21 tuổi Dana Berzingi người dính đầy máu vẫn chưa hết bà ng hoà ng. Anh cho biết kẻ giả danh cảnh sát đã gọi mọi người lại gần bằng tiếng Na Uy, sau đó bất ngử anh ta rút những khẩu súng và  đạn từ trong chiếc túi ra để bắn giết. Chính Berzingi đã sử­ dụng điện thoại của những người bạn bị thiệt mạng của mình để gọi báo cho cảnh sát.

Nghi phạm

Nghi phạm Anders Behring Breivik, 32 tuổi, là  người Na Uy có dáng người cao lớn. Ảnh: AP.

Аây là  một trong những vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử­ thế giới hiện đại. Cảnh sát Na Uy phải mất nhiửu giử điửu tra và  tìm kiếm các nạn nhân mới xác định được bước đầu quy mô của vụ tấn công nà y. Chỉ huy cảnh sát Na Uy Oystein Maeland sáng nay cho biết, phải mất nhiửu thời gian để điửu tra khu vực quanh đảo và  có khả năng số người chết sẽ còn tăng.

Trước đó, vụ đánh bom ở trung tâm thà nh phố Oslo, nơi giải Nobel Hoà  bình thường được trao hà ng năm, khiến 7 người thiệt mạng và  hà ng chục người bị thương. Có 3 toà  nhà  bị hư hại nặng nhất trong vụ nà y gồm trụ sở văn phòng Thủ tướng Jens Stoltenberg cao 20 tầng, trụ sở Bộ Dầu mử và  Năng lượng và  trụ sở tử báo khổ nhử hà ng đầu Na Uy VG.

Những vụ xả súng đẫm máu

7/2011: Tay súng Na Uy bắn chết 80 người tại trại hè của thanh niên trên đảo Utoeya, và i giử sau vụ nổ bom ở Oslo. 4/2007: Tay súng người Hà n Quốc Seung-Hui Cho, 23 tuổi, bắn chết 32 người rồi tự sát tại Аại học Virginia Tech, Mử¹.  4/2002: Robert Steinhaeuser, 19 tuổi, bắn chết 16 người trước khi tự sát tại Erfurt, Аức. 4/1999: Hai sinh viên Eric Harris, 18 tuổi và  Dylan Klebold, 17 tuổi, xả súng tại trường trung học Columbine ở Littleton, bang Colorado, Mử¹ là m chết 13 người trước khi tự sát. 4/1996: Martin Bryant, 29 tuổi, bắn chết 35 người tại khu nghỉ dườ¡ng Port Arthur trên đảo Tasmania, Australia. 3/1996: Thomas Hamilton, 43 tuổi, bắn chết 16 trẻ em và  thầy giáo tại ngôi trường ở Dunblane, Scotland, rồi tự sát.

Cảnh sát đang nghi vấn có thể chỉ một mình nghi phạm Breivik thực hiện cả hai vụ tấn công đẫm máu chiửu 22/7 tại Na Uy và  không có dấu hiệu liên quan đến các tổ chức khủng bố quốc tế. "Аây dường như không phải là  một hà nh động liên quan đến các nhóm khủng bố Hồi giáo, mà  chỉ là  một việc là m của một gã đà n ông điên rồ", một sĩ quan cảnh sát giấu tên nhận định.

Cũng sĩ quan trên cho rằng vụ khủng bố kép giống như vụ Oklahoma của Na Uy hơn là  vụ 11/9 của nước nà y. à”ng ám chỉ đến vụ đánh bom một toà  nhà  liên bang Mử¹ ở thà nh phố Oklahoma năm 1995 do các phần tử­ khủng bố bên trong nước Mử¹ thực hiện, trong khi các phần tử­ khủng bố nước ngoà i đã gây ra vụ tấn công ngà y 11/9/2001 cũng tại Mử¹.

Trong khi đó, một nhóm tự xưng là  "Thánh chiến Hồi giáo toà n cầu" hôm nay lên tiếng nhận trách nhiệm vụ khủng bố Na Uy. Аây chính là  tổ chức mà  kẻ đánh bom Stockholm, Thụy Аiển, năm ngoái từng có mối liên hệ. Thông điệp của nhóm cho hay chúng đánh bom là  để trả thù việc Na Uy đưa quân đến Afghanistan và  xúc phạm đấng tiên tri.

Аộng cơ của vụ đánh bom Oslo và  bắn giết trên đảo Utoeya vẫn đang được điửu tra, nhưng cả hai khu vực nà y đửu liên quan đến chính phủ của đảng Lao động cầm quyửn Na Uy. Sự kiện nà y cũng gây ra ngà y đẫm máu nhất ở các nước Tây à‚u kể từ vụ đánh bom đường sắt Madrid, Tây Ban Nha, năm 2004 khiến 191 người chết.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
84 người chết vì vụ xả súng lịch sử­ tại Na Uy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO