50 nghệ nhân quy tụ trong Dàn nhạc dân tộc bản địa Việt Nam

Hoàng Lân/HNM| 27/11/2017 22:31

Chiều nay (27-11), đơn vị sản xuất chương trình xiếc “Làng tôi” - Lune Production giới thiệu Dàn nhạc dân tộc bản địa Việt Nam với sự quy tụ nhiều nghệ nhân văn hóa của các vùng, miền trong cả nước. Dàn nhạc sẽ có buổi diễn “Đêm vô thức bản địa” tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 12-12 tới.

50 nghệ nhân quy tụ trong Dàn nhạc dân tộc bản địa Việt Nam
Vào ngày 12-12 tới, Dàn nhạc các dân tộc bản địa Việt Nam ra mắt khán giả Hà Nội với đêm diễn "Đêm vô thức bản địa".

Việc thành lập Dàn nhạc dân tộc bản địa Việt Nam nằm trong dự án S.E.A Sound (tạm gọi là âm thanh Đông Nam Á) do nghệ sĩ Nguyễn Nhất Lý và nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh thực hiện từ tháng 3-2017 với hy vọng sẽ tạo dựng được một Dàn nhạc dân tộc mang tầm cỡ Đông Nam Á. 

Tại buổi họp báo, nghệ sĩ Nguyễn Nhất Lý cho biết, âm nhạc dân tộc của Việt Nam và các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng khi có nhiều nhạc cụ được làm từ mây, tre, nứa và các bộ cồng chiêng làm từ đồng. Việc tập hợp được các nghệ nhân dân gian chơi những loại nhạc cụ truyền thống Việt Nam là cả quá trình dài, được làm theo lộ trình. Trước mắt, những người thực hiện mới quy tụ được nhóm khoảng 50 nghệ nhân, nhạc công, nhạc sĩ đến từ các vùng, miền trên cả nước để thành lập Dàn nhạc dân tộc bản địa Việt Nam. Trong năm tới, các nghệ sĩ sẽ đến các quốc gia Đông Nam Á để tiếp tục vận động, quy tụ những nghệ nhân, nghệ sĩ các quốc gia này cùng tham gia ban nhạc.

Để tập hợp được các nghệ nhân còn lưu luyến với âm nhạc truyền thống tại cộng đồng dân tộc ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, dân tộc Chăm, những người thực hiện phải mất nhiều tháng để vận động, kêu gọi và tập hợp. 
50 nghệ nhân quy tụ trong Dàn nhạc dân tộc bản địa Việt Nam
Trước đó, ekip thực hiện đã tổ chức 3 đêm nhạc, trong đó có "Đêm vô thức Tây Nguyên".

Trả lời phóng viên HNMO, nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Tiến cho biết, ekip thực hiện gặp nhiều khó khăn trong việc vận động các nghệ nhân tham gia. Bởi lẽ, nhiều nghệ nhân đã cao tuổi, ngại di chuyển ra khỏi nơi mình sinh sống để biểu diễn ở những địa phương khác. Nhiều người là phụ nữ, để thuyết phục được họ tham gia còn phải thuyết phục cả dòng tộc, gia đình. Sau nhiều tháng kiên trì, vận động, thuyết phục, nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã được tập hợp để có được hình hài ban đầu của Dàn nhạc các dân tộc bản địa Việt Nam.

Từ tháng 3, ekip thực hiện đã cho ra mắt 3 chương trình: “Đêm vô thức Tây Bắc” (31-3), “Đêm vô thức Tây Nguyên” (30-6) và “Đêm vô thức Chăm” (30-9). Ngày 12-12 tới, nhóm nghiên cứu tập hợp 50 nghệ nhân có buổi biểu diễn tại Hà Nội để ra mắt Dàn nhạc các dân tộc bản địa Việt Nam. Đêm trình diễn có tên “Đêm vô thức bản địa”, tập hợp những phần biểu diễn hay nhất của 3 buổi diễn trước đó.

Những người thực hiện hy vọng dự án này sẽ mở ra hướng mới cho việc kết nối cộng đồng những nghệ nhân, nghệ sĩ trong nước và khu vực, để từ đó có thể giới thiệu rộng rãi hơn văn hóa của Việt Nam và các nước trong khu vực ra thế giới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
50 nghệ nhân quy tụ trong Dàn nhạc dân tộc bản địa Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO