40% trẻ em trong các vụ bạo hành bị tổn thương ở mắt

Vietnamplus| 22/02/2018 11:59

Hiện nay, các vụ bạo hành trẻ em xảy ra và được phát hiện tại Việt Nam khá nhiều.

Gần đây, nhiều vụ bạo hành trẻ em gây rúng động như: vụ trẻ bị cô giáo tát, đánh vào đầu, mặt bằng nhiều vật dụng nguy hiểm hay vụ bà giúp việc tung, rung lắc trẻ sơ sinh tại Hà Nam...
40% trẻ em trong các vụ bạo hành bị tổn thương ở mắt
Trường hợp một bé gái 4 tuổi ở Bình Dương đã bị mẹ và người cha dượng bạo hành. (Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN)

Theo các chuyên gia, những hình thức bạo hành như rung lắc mạnh trẻ, đánh vào đầu, tát vào má trẻ, thậm chí tung trẻ lên không trung… có thể dẫn đến tổn thương giác mạc, kết mạc, vỡ nhãn cầu, tổn hại thần kinh, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực…

Mỗi năm có hơn 2.000 trẻ bị bạo hành


Bạo hành và bỏ mặc trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng và rất phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, bạo hành trẻ em diễn ra khá phổ biến.

Theo thống kê của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), ở Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp.

Trong khi đó theo nghiên cứu của Bộ Công an đối với 2.000 học viên các trường giáo dưỡng cho thấy khoảng 50% em có tuổi thơ từng sống trong tình trạng hà khắc của bố mẹ. Trong đó, số em bị bố đánh chiếm 23% - gấp 5 lần tỷ lệ bị mẹ đánh.

Tất cả các hình thức bạo hành trẻ em như về tinh thần hay thể chất đều gây ra những hiệu ứng tiêu cực lên tinh thần của trẻ. Trong một số trường hợp, sức khoẻ thể chất và trí nhớ của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

Bàn về vấn đề này, tiến sỹ Hoàng Văn Tiến, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cho biết, tình trạng bạo hành và bỏ mặc trẻ em là vấn đề nghiêm trọng và rất phổ biến ở mọi quốc gia.

Tại Việt Nam, bạo hành trẻ em diễn ra khá phổ biến đến mức báo động, khiến mọi tổ chức xã hội đang nỗ lực vào cuộc để giải quyết vấn nạn.

Theo ông Tiến, ở Việt Nam nhiều người vẫn còn quan niệm "thương cho roi cho vọt," tình trạng bố mẹ đánh, tát con vẫn còn phổ biến. Điều đáng nói là rất khó để làm rõ được hành động này là bạo hành trẻ em hay dạy dỗ trẻ em.
40% trẻ em trong các vụ bạo hành bị tổn thương ở mắt
Giáo sư Bruce Moore khám mắt cho một trẻ. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tổn thương mắt ở trẻ rất khó phát hiện

Tại hội thảo “Bạo hành trẻ em- Hỗ trợ, chăm sóc và điều trị tổn thương Mắt,” giáo sư Bruce Moore, chuyên gia khúc xạ Nhãn nhi - Đại học Nhãn khoa New England (Hoa Kỳ) đưa ra một con số khiến nhiều người giật mình. Đó là một nghiên cứu y tế cho thấy trong số các vụ bạo hành trẻ em có đến 40% trẻ bị tổn thương ở mắt, trong đó 20% trẻ bị tổn thương trực tiếp vào mắt, có đến 5-10% trẻ được đưa đến khám chuyên khoa mắt ngay sau khi bị bạo hành.

Giáo sư Bruce Moore nhấn mạnh, một số hình thức bạo hành trẻ em như xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em, hội chứng rung lắc mạnh trẻ… có thể tác động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt và thị giác của trẻ nhỏ. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cùng quan điểm về vấn đề này, bác sỹ Đặng Xuân Nguyên - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 phân tích thêm, tổ chức của mắt gồm các mô mềm nên ở trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương khi có những tác động mạnh vào trẻ. 

Vì vậy việc rung lắc mạnh trẻ, tát vào má trẻ… có thể dẫn đến tổn thương giác mạc, kết mạc, vỡ nhãn cầu, tổn hại thần kinh, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực. 

Bác sỹ Nguyên chỉ rõ, các tổn thương mắt ở trẻ do bị bạo hành thường rất khó phát hiện. Bởi ban đầu trẻ có thể cảm nhận chỉ là mờ mắt và trẻ thường không ý thức được để nói với người lớn đưa đi khám nên khi vào bệnh viện thường đã muộn, khó phục hồi thị lực.

Trong khi đó, thị lực mắt ở trẻ trong những năm đầu đời của trẻ rất quan trọng, nếu thị lực bị suy giảm từ nhỏ thì về sau không thể phục hồi được.

Bác sỹ Nguyên nhấn mạnh, người lớn cần từ bỏ các hành vi có thể gây tổn hại đến mắt của trẻ nhỏ, đồng thời khi phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường hay chấn thương vùng mắt thì cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa sớm.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
40% trẻ em trong các vụ bạo hành bị tổn thương ở mắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO