100 năm sinh nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989): Chế Lan Viên bàn về Thơ mới giữa đương thời Thơ mới

PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn| 06/11/2020 09:17

Trước khi xuất bản thi tập Điêu tàn (1937), Chế Lan Viên đã có thơ in trên các báo Tin văn, Ngày nay, Bắc Hà, Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ, Trong khuê phòng, Người mới… và khơi gợi được sự chú ý của dư luận. Đồng thời bản thân Chế Lan Viên cũng nêu ý kiến về thơ và lên tiếng trao đổi, tranh luận, bình luận về thơ ca nói chung.

100 năm sinh nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989): Chế Lan Viên bàn về Thơ mới giữa đương thời Thơ mới
Nhà thơ Chế Lan Viên

“Làm thơ là sự phi thường”

Vừa khi Chế Lan Viên mới có một số bài thơ in báo và Điêu tàn còn ở dạng bản thảo, bạn thơ đàn anh Hàn Mặc Tử (hơn Chế 8 tuổi) đã nồng nhiệt chào đón và hy vọng qua bài viết Những văn tài mới nở: Chế Lan Viên - thi sĩ của vương quốc Chiêm Thành đăng trên báo Tràng An (số ra ngày 6/7/1937). Tự bản thân mình, Chế Lan Viên đã viết lời tựa cho tập thơ Điêu tàn (Mai Lĩnh Xb, Hà Nội, 1937). Bài tựa có dòng lạc khoản ghi rõ “Viết ở Tháp Đồ Bàn một đêm thu đầy trăng”, trong đó xác định một quan niệm riêng về thơ ca và đặc biệt nhấn mạnh tư chất, phẩm chất và vai trò cá tính nhà nghệ sĩ: 

“Hàn Mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người mơ, người say, người điên. Nó là tiên, là ma, là quỷ, là tỉnh, là yêu, nó thoát hiện tại. Nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai.

Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý. Nhưng thường thường nó không nói. Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười. Cái gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào nước mắt, nó cười tràn cả tủy là tủy. Thế mà có người tự cho là hiểu được nó, rồi đem nó so sánh với người, và chê nó là giả dối với người. Với nó, cái gì nó nói đều có cả”...

Rồi Chế Lan Viên đi sâu phân tích, lý giải, xác định sự đồng điệu giữa chủ thể tác giả với người đọc, giữa thế giới nội tâm với cõi đời xa rộng, giữa quá khứ với hôm nay, giữa nghệ thuật với thực tại đời thường:

“Hãy nghĩ lại! Có ai thấy, vào buổi chiều, rụng ở trong tháp một viên gạch cũ mà hỏi: Viên gạch ấy chu vi, diện tích bao nhiêu? Đúc từ đời nào? Ở đâu? Bởi ai? Và để làm gì?

Điêu tàn có riêng gì cho nước Chiêm Thành yêu mến của tôi đâu? Kìa kìa nó đang đục sọ dừa anh. Tiếng xương rạn vỡ dội thấu đáy hồn tôi.

Đọc tập Điêu tàn này xong, nếu lòng anh vẫn dửng dưng không có lấy một cơn sóng gió thì xin anh hãy cầu khấn tất cả những gì thiêng liêng, những gì cao cả tha tội cho phạm nhân là tôi đây. Nếu, khi sách đọc xong mà cái buồn, cái chán, cái hãi hùng cũng ùa nhau đến bọc lấy hồn anh, làm cho anh phải cười, phải gào, phải khóc, thì xin anh chớ hẹp hòi gì mà cười cho mênh mang, gào cho vỡ cổ, khóc cho hả hê, rồi gửi cái cười, cái gào, cái khóc ấy cho không trung. Tôi nằm ngủ ở trong sao, nghe được, tung mây ngồi dậy, vồ lấy cái quà quí báu ấy rồi say sưa, rồi ngây ngất, rồi điên cuồng vỗ lên đầu sao Khuê, sao Đẩu, lên cả Nguyệt Cầu mà bảo chúng nó rằng:

- Ha, ha! bay ôi! Loài người thành thi sĩ như ta cả rồi.

Và vênh vang, kiêu ngạo, ta lấy mây làm bút, lấy trăng làm mực đề lên nền trời xanh: Trong thơ ta dân Chàm luôn sống mãi/ Trong thơ ta xương máu khóc không thôi”…

Trung thực, sòng phẳng với chính mình

Sau khi tập thơ Điêu tàn chính thức xuất hiện trên văn đàn, chí ít nhà phê bình Trương Tửu đã có liền hai bài bình luận. Bài thứ nhất nhan đề Một thi sĩ của điêu tàn in trên báo Ích hữu (số 101, ra ngày 26/1/1938), bình giả xác định thơ Chế Lan Viên dường như là sự bù đắp cho dòng chảy bề nổi dương tính “cái sống rộng rãi và mãnh liệt” và triệt để đắm chìm trong cõi âm hư ảo, đẩy đến tận cùng mọi niềm chiêm cảm và ám gợi một điều gì ma mị. Tiếp ngay kỳ sau trên báo Ích hữu (số 102 + 103, ra ngày 9/2/1938) là bài Quan niệm thơ của Chế Lan Viên, Trương Tửu tỉnh táo gián cách và cố gắng chỉ ra cái “sở đoản” trong thi mạch sở trường của thơ Chế và trực diện phản bác, “truy kích” tận cùng cội rễ quan niệm và tâm thế nghệ thuật Điêu tàn của tác giả Điêu tàn: “Chẳng chóng thì chầy, ông Chế Lan Viên sẽ biết thành thực khóc cái Điêu tàn mà hiện giờ ông mới chỉ có cảm tình, nhờ trực giác. Bấy giờ ông mới lại sẽ hiểu thêm rằng: khóc cái điêu tàn dĩ vãng chưa đủ, phải khóc cái thống khổ hiện tại nhiều hơn. Vì cái khóc kia đưa đến cái không mà cái khóc này mới dắt đến tranh đấu. Tranh đấu, ấy mới là biết sống”...   

Đương khi ấy, Phong Trần (một bút danh của Hàn Mặc Tử) đã bất chấp cả thiên hạ mà đồng cảm, hoan hỉ, reo mừng, tán thưởng Chế qua bài viết Chế Lan Viên – một thi sĩ điên trên báo Tiến bộ (số 20, tháng 3/1938). Trong khi Hàn Mạc Tử nhập thân ca tụng Chế Lan Viên bất chấp mọi dư luận thì chính Chế xưng danh là người của Trường Thơ Loạn lại lên tiếng với bài Ông Trương Tửu cãi lại ông Trương Tửu trên báo Bắc Hà (số 12, ra ngày 26/3/1938). Đoạn mở đầu, thi sĩ trẻ Chế Lan Viên biện luận sắc sảo, đanh thép, quyết liệt khi nhà phê bình nêu ra yêu cầu định hướng, chỉ đạo thơ ông cần phải có thêm tiếng nói “tranh đấu”, “muốn thơ có ích”, “vì ích lợi chung” và “có ích cho xã hội”:

“Vừa phân chất và chứng thực sự đau khổ của người ta đó, vừa phân bua rằng mình đã xúc động trước sự đau khổ đó, rồi lại bảo: không, anh ấy giả dối. Nghĩa là bảo: tôi có cảm động gì đâu!

Ông Tửu ạ, có khi nào ông thấy một người đi khóc mướn mà rỏ giọt lệ không ông? Đừng nói không, theo lẽ phải dặn. Thật thế đấy! Vì người khóc mướn có khi lại có một lòng thương thành thực. 

Tôi, người khóc mướn của dân Chàm đây. Nhưng lòng tôi thành thực, và những giọt lệ ở mắt tôi không phải tôi cố nín thở mà chính tự tim trào ra thì ông bảo sao? Hẳn ông bắt tôi phải quay về trong Phan Thiết, vào một làng Chàm đầu thai rồi mới thực kia ư?

Không cần đến thế!

Ông thử hỏi: Điêu tàn có làm cho ta cảm động không? Nếu có, thế là thành thực rồi. Cần gì phải nhọc công. Còn ông đoán tôi là người An Nam chắc ông tưởng tôi cho ông tài lắm đấy. Không đâu ông ạ. Tôi biết rằng ông Nguyễn Vỹ đã nói cùng ông”...

Có thể nói lời biện luận có phần quyết liệt này xét cho cùng là bởi sự so lệch giữa cách đọc của người phê bình với tâm thế của chủ thể sáng tạo. Về cơ bản, Trương Tửu đánh giá cao chiều sâu suy tư và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên nhưng cũng cho rằng thế giới thơ Chế quá xa lạ với đời sống thực tại. Với Chế Lan Viên, ông xác quyết quyền tự do sáng tạo và vị thế thi sĩ của mình trong việc khám phá, tái tạo một thế giới hiện thực nghệ thuật mới, những ám ảnh nghệ thuật kiểu mới và theo đó là những cách đọc mới. Mỗi người đều có cái lý của mình nhưng thực tế lịch sử cho thấy việc đặt ra nhiệm vụ cho thơ “tranh đấu”, “có ích cho xã hội” dễ có cơ sa vào công thức, tuyên truyền, minh họa. Rồi cuộc đời sẽ đặt ra những thách thức và tạo nên những nghịch lý trong thành quả nghiên cứu, phê bình và sáng tạo nghệ thuật của cả hai ông…

Tiếp đến bài Lòng tôi sống lại ở trong chiều buồn in trên Tiểu thuyết thứ năm (số 23, ra ngày 30/3/1939), Chế Lan Viên có thêm lời đề từ “Gửi đáp những linh hồn thân yêu” và dẫn giải:

“Những câu thơ trên, vội vàng tôi viết nó, giữa lúc trong lòng tôi phục sinh những kỷ niệm đã muôn lần chôn lấp. Suốt ngày lễ hôm nay, tôi đi lang thang khắp thành Bình Định dưới một bầu trời đục như mắt người mù, cho nên buồn như mắt người mù. Tôi thấy những đứa trẻ thơ ngây đã mất cả vẻ thơ ngây, tôi đã thấy những người con gái không có gì là con gái. Bùn ở rãnh và ở quần áo khách bộ hành. Rêu ở mái ngói. Và ở mái tranh, mạ lúa. Và tôi nghe những con đường gai chốc, gẫy mình ra từng khúc dưới những cỗ xe bò đi.
Ô hay! Lòng tôi sống lại!

Sống lại để mà thương, để buồn thảm cho cái đời sống, mỗi lúc mỗi điêu tàn, mỗi lúc mỗi đen tối, của người vật, của cây cỏ, của nhà cửa, đường xá xứ Bình Định thân yêu này”...

Trong bài bình luận Nhà thơ Đường cuối cùng: Quách Tấn in trên báo Bạn đường (số 6, ra ngày 1/5/1941), Chế Lan Viên đi sâu phân tích và đánh giá cao hồn thơ Quách Tấn:

“…Nhưng tâm hồn của nhà thơ cũ Quách Tấn là như thế nào? Trong sự giao du cũng như trong thi văn của thi sĩ, tôi nhận thấy có mấy điều đáng chú ý nhất. Đầu tiên là Tánh Cách Vương Giả - cái tánh cách cần thiết cho một nhà thơ. Nhà thơ có thể bình dân, có thể quê mùa, có thể vẩn đục, có thể tăm tối… nhưng cái bản chất cao quí, làm sao chúng ta cũng phải bắt buộc nó phải vẹn nguyên… 

… Cái đặc điểm thứ hai của tâm hồn Quách Tấn là sự điều hòa. Ông điều hòa cảnh này cùng cảnh khác, tình này cùng tình khác. Và tình cảm ông lại điều hòa với nhau. Không khí của câu thơ nhờ thế mà êm dịu lạ thường, như một buổi mai tĩnh lặng sau một đêm dài của mùa xuân. Cái tính cách điều hòa ấy lại giúp cho một tâm hồn, riêng chỗ biết của tôi, phong phú như tâm hồn ông ta, ăn nhịp dễ dàng với cái lề luật khắt khe, cái thể đối đáp ràng buộc ở trong thơ cũ…”.

Có thể thấy giữa đương thời phong trào Thơ mới (1932-1945), ngay từ khi mới ngoài tuổi hai mươi, Chế Lan Viên đã bộc lộ rõ năng khiếu phê bình sắc sảo, giàu cá tính. Ông đã viết tựa cho tập thơ của chính mình, biện luận và luận chiến không khoan nhượng với nhà phê bình để bảo vệ quan niệm nghệ thuật riêng, đồng thời mở rộng sự bình phẩm, ngợi ca tài năng những người cùng thời. Trên tất cả, Chế Lan Viên thể hiện một tiếng nói trung thực, sòng phẳng với mình và với người, dấn thân nhập cuộc và sống hết mình với nghệ thuật thi ca.
(0) Bình luận
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
100 năm sinh nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989): Chế Lan Viên bàn về Thơ mới giữa đương thời Thơ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO