Yên Bình - Sự đổi thay kỳ diệu

Lệ Quyên - Văn Luân| 08/08/2018 07:34

Xã Yên Bình là một xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, dân số là 7221, có 2 dân tộc sống chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường trong đó dân tộc Mường chiếm 40%, nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, xã Yên Bình cùng với 4 xã của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình được sáp nhập về TP Hà Nội.

Yên Bình - Sự đổi thay kỳ diệu
Một góc nhỏ xã Yên Bình
Trước khi được sáp nhập về huyện Thạch Thất, Yên Bình là một trong 3 xã miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất gần như không có, hệ thống giao thông 98% là đường đất, giao thông bị chia cắt, hệ thống mương máng hoàn toàn chưa được đầu tư xây dựng. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa chủ yếu là nhà cấp bốn xuống cấp trầm trọng. Hệ thống điện chất lượng không cao, có thôn không có điện. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất, chất lượng không cao. Tỷ lệ hộ nghèo của 3 xã khá cao, riêng xã Yên Bình là 14,5%, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt dưới 80%, tỷ lệ làng văn hóa đạt dưới 50%.

Nhưng Yên Bình hôm nay hoàn toàn khác. Kể từ khi được sáp nhập về với huyện Thạch Thất, xã đã được thành phố và huyện hết sức quan tâm. Với sự đầu tư có trọng điểm của thành phố, huyện đã kết hợp thực hiện lồng ghép nhiều chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã, thôn và thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục và đào tạo, đem lại những chuyển biến toàn diện, tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân.

Từ năm 2008 - 2017, xã Yên Bình được đầu tư trên 200 tỷ đồng cho 22 công trình như: xây mới và xây thêm công trình trường THCS, tiểu học và trường mầm non, thay thế hệ thống đường hạ thế, xây dựng mới 8 công trình đường giao thông nông thôn, 2 công trình đường giao thông liên thôn, liên xã, 1 công trình nhà văn hóa trung tâm xã, nạo vét và kè lại hai hồ thủy lợi, xây mới 6 công trình mương máng, xây mới trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã. Ngoài ra, huyện đã quan tâm làm nhà ở cho 13 hộ nghèo. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ là tiền đề và thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của xã. Huyện còn mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ mua cây, con giống và phân bón, sản xuất để nâng cao hiệu quả cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, chuyển đổi vườn tạp và đồi cho thu nhập thấp sang cây thanh long ruột đỏ, bưởi các loại, tăng diện tích trồng hoa, mô hình trồng rau an toàn, phát triển kinh tế đồi rừng, trang trại chăn nuôi… thu nhập trên 1ha canh tác hàng năm đều tăng một cách đáng kể.

Từ sự quan tâm của thành phố và Huyện ủy, những giải pháp đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã năm sau luôn đạt cao hơn năm trước và vượt kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân mỗi năm 180 triệu đồng/ha/năm, tổng sản lượng lương thực quy đổi ra thóc năm 2016 đạt 3.596 tấn tăng so với năm 2007 là 287 tấn. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4%, năm 2016 đạt 12,5%, thu nhập năm 2007 bình quân trên người là 9 triệu/người/năm; đến năm 2017 ước đạt 42 triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2007 là 14,2%, năm 2016 là 3,19%, năm 2017 còn 1,9% (bao gồm cả hộ nghèo chính sách).

Xã có 10/10 thôn được công nhận là làng văn hóa, 88% hộ gia đình đạt hộ gia đình văn hóa, tỷ lệ hỏa táng người từ trần đạt trên 80%, an ninh chính trị, trật tự an toàn được giữ vững, quốc phòng được củng cố và tăng cường.

Khó khăn vẫn còn trên chặng đường phát triển của Yên Bình song đây cũng là sự thay đổi đáng mừng. Gạt bỏ mọi băn khoăn về sự phát triển của những xã miền núi khi được sáp nhập về huyện Thạch Thất, Chủ tịch UBND xã Yên Bình Nguyễn Giáp Dần cho biết: “Chúng tôi rất vui trước những đổi thay từng ngày trên quê hương, và một trong những minh chứng đầy tính thuyết phục đó là nếu như trước đây không có học sinh nào ở 3 xã nhập về với huyện Thạch Thất đoạt giải trong các kỳ thi cũng như thi đỗ đại học thì nay đã có những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cũng như tỉ lệ thi đỗ đại học đang ngày một cao hơn”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Yên Bình - Sự đổi thay kỳ diệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO