Ý nghĩa, thiết thực nhưng hơi gấp về thời gian

Miên Thảo| 06/08/2021 18:37

Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) phối hợp với Công an Thành phố Hà Nội phát động rất ý nghĩa, thiết thực nhưng hơi gấp về thời gian.

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã đánh giá như thế về cuộc vận động sáng tác đồng thời cũng cho biết ông sẽ tích cực gửi tác phẩm tham gia hưởng ứng.
Ý nghĩa, thiết thực nhưng hơi gấp về thời gian

Nhà thơ Vũ Quần Phương phát biểu
tại lễ phát động cuộc vận động sáng tác. Ảnh: MT

Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, chắc chắn rằng, không ai mong muốn phải chứng kiến những vụ việc hỏa hoạn, cháy nổ hay tai họa thiên tai bất ngờ. Thế nhưng, trong cuộc sống hàng ngày, những vụ việc này vẫn xảy ra ở khắp nơi và gây ra biết bao mất mát đau thương về người, thiệt hại lớn về của. Nhất là trong thời gian gần đây, báo chí, truyền hình đưa tin về nhiều vụ hỏa hoạn ở những ngôi nhà ống – chỉ có một cửa duy nhất, khó thoát hiểm cũng như đội cứu nạn, cứu hộ rất khó khăn trong việc tiếp cận hiện trường khiến cho nhiều người tử nạn.

“Thực tế đó cho thấy công tác phòng hỏa hoạn trong nhân dân hiện nay chưa được coi trọng ngay từ việc thiết kế nhà ở cho đến không gian sinh sống chật hẹp hay việc dự phòng các phương tiện cứu hỏa cá nhân gần như không có. Với các khu chung cư cao tầng, nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm đến việc xây cao vài chục tầng mà ít quan tâm đến việc đầu tư bài bản hệ thống phòng cháy cũng như quên rằng xe thang cứu hỏa mới vươn đến tầng 15", nhà thơ Vũ Quần Phương bày tỏ băn khoăn.

Ý nghĩa, thiết thực nhưng hơi gấp về thời gian

Những người chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy luôn dũng cảm,
gan dạ cứu nạn, cứu hộ.


Trong nỗi băn khoăn ấy, nhà thơ đã chia sẻ cảm xúc của mình trước mỗi vụ hỏa hoạn xảy ra và lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải băng mình vượt qua biển lửa, cố gắng giành giật từng cơ hội sống cho mỗi người cũng như tài sản cho mỗi gia chủ. Với ông, bên cạnh nỗi đau xót, đồng cảm với nỗi mất mát về người và của thì còn là sự khâm phục trước tinh thần dũng cảm, gan dạ của lực lượng cứu nạn, cứu hộ, trong đó trực tiếp vẫn luôn là những chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.

Và cũng có biết bao câu chuyện cảm động về sự hy sinh quên cả thân mình của các anh để cứu người được kể qua các bài báo, tấm ảnh, nhưng, có lẽ những trang sáng tác như truyện ngắn, kịch, thơ, âm nhạc… còn khá hiếm. Trong khi đó, đề tài xuất phát từ điều bất thường, phi thường trong cuộc sống này rất dễ chạm đến mạch cảm xúc để các tác giả có thể viết thành thơ, thành kịch, thành truyện hoặc ca khúc… - những tác phẩm vừa giàu tính nghệ thuật, dễ đi vào lòng người và rất có ích cho cuộc sống hôm nay.

“Cuộc vận động sáng tác này đã trực tiếp đề cập đến vấn đề rất thiết thực trong đời sống hiện nay, không chỉ tôn vinh sự hy sinh thầm lặng của những người chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Có điều, cuộc vận động sáng tác được tổ chức “du kích” gọn ghẽ trong 3 tháng có phần hơi gấp, nhất là đối với sáng tác ca khúc, kịch bản. Tôi mong rằng, tới đây, cuộc vận động này sẽ được tổ chức định kỳ (3 năm/lần) với biên độ thời gian dài hơn để tác giả có thể đầu tư kỹ hơn cho tác phẩm. Nhưng, ở điểm khởi đầu này, tôi tin rằng sẽ có nhiều tác giả đã ấp ủ ý tưởng, đề tài, thậm chí là tác phẩm, chỉ chờ dịp, chờ cơ hội để công bố. Và tôi cũng sẽ tích cực hưởng ứng”, nhà thơ Vũ Quần Phương nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Ý nghĩa, thiết thực nhưng hơi gấp về thời gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO