Xuất nhập khẩu mẫu máu, nước tiểu... cũng cần kiểm tra chất lượng?

Ngọc Tân/zing| 18/11/2018 12:07

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ bãi bỏ yêu cầu lập danh mục mẫu bệnh phẩm kèm mã hàng hóa (HS) vì đây là sản phẩm có số chủng loại quá lớn và thông quan không nhằm mục đích thương mại.

Chiều 17/11, Phó thủ tướngVương Đình Huệlàm việc với Bộ Y tế về công tác triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực y tế.
Xuat nhap khau mau mau, nuoc tieu... cung can kiem tra chat luong? hinh anh 1
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến báo cáo Phó thủ tướng về kết quả thực hiện cơ chế một cửa. Ảnh:Ngọc Tân.

Báo cáo với Phó thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết tháng 11 vừa qua Bộ đã chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia với việc kết nối 7/23 thủ tục hành chính.

Bộ Y tế đã cắt giảm 1.363/1871 điều kiện đầu tư, kinh doanh (đạt 72,85%) và 169/234 thủ tục hành chính (đạt 72,22%).

Cuối năm 2018, Bộ sẽ kết nối tiếp 10 thủ tục hành chính; 6 thủ tục hành chính còn lại sẽ hoàn thành trong tháng 1/2019. 

Bên cạnh việc báo cáo kết quả đạt được, lãnh đạo Bộ Y tế cũng chỉ ra một số bất cập cần được Chính phủ tháo gỡ, trong đó có quy định của lập mã HS với mẫu bệnh phẩm.

Trong quyết định số 1254/QĐ-TTg về kế hoạch hành động thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế phải xây dựng danh mục Mẫu bệnh phẩm kèm theo mã hàng hóa HS.

Tuy nhiên lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng bãi bỏ yêu cầu này.

Bộ Y tế khẳng định mẫu bệnh phẩm không cần thiết phải kiểm tra chất lượng và cũng không thể kiểm tra được do quá nhiều chủng loại. Tính riêng số vi khuẩn, virus nhận diện được theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ là hơn 3.400 đối tượng, chưa kể nấm, ký sinh trùng và các vi sinh vật khác.



Xuất nhập khẩu mẫu máu, nước tiểu... cũng cần kiểm tra chất lượng?

Mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm bao gồm mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, dịch cơ thể người... và các mẫu bệnh phẩm khác từ người có chứa các chất lây nhiễm, các chủng vi sinh vật gây bệnh cho người khác nhau. Ảnh minh họa.

Từ trước đến nay, Bộ Y tế đã quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm nhằm mục đích nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và dự phòng, không bao gồm mục đích thương mại.

Theo cách hiện hành, mẫu bệnh phẩm muốn thông quan không cần kiểm tra số đăng ký hay chất lượng mẫu bệnh phẩm, chỉ cần kiểm tra giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm, giám sát điều kiện bảo quản vận chuyển mẫu bệnh phẩm và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế khi đủ các điều kiện theo quy định.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẫu bệnh phẩm trở thành món hàng xuất nhập khẩu, trong đó có trường hợp bệnh nhân hoặc cơ sở y tế muốn đưa mẫu bệnh phẩm ra nước ngoài để xét nghiệm kỹ hơn.

Tại buổi họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận nội dung kiến nghị của lãnh đạo Bộ Y tế. Đại diện Chính phủ cho rằng vướng mắc của Bộ Y tế gồm có nguyên nhân khách quan và chủ quan, cần phải phối hợp liên ngành để giải quyết.

"Bộ Y tế tiếp tục làm việc với các bộ quản lý chuyên ngành và Tổng cục Hải quan để có báo cáo chính thức. Nếu báo cáo thỏa mãn thì sẽ điều chỉnh nghị định", Phó thủ tướng khẳng định.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Xuất nhập khẩu mẫu máu, nước tiểu... cũng cần kiểm tra chất lượng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO