Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Vinashin

Xuân Tùng/TTXVN| 12/10/2019 08:18

Ngày 10-10, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm với các bị cáo trong vụ án "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Phiên tòa được mở theo kháng cáo của nhiều bị cáo và kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Thẩm phán Nguyễn Văn Sơn, Chánh tòa Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội làm chủ tọa phiên tòa.
Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Vinashin
Bị cáo Nguyễn Ngọc Sự khai báo tại Phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trước đó, vào giữa tháng 6-2019, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và xử phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Sự (sinh năm 1957, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin) 13 năm tù; Trần Đức Chính (sinh năm 1976, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin) 17 năm tù; Trương Văn Tuyến (sinh năm 1950, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin) 7 năm tù; Phạm Thanh Sơn (sinh năm 1972, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinashin) 6 năm tù. Các bị cáo cùng bị tuyên phạt về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".

Về trách nhiệm dân sự, Tòa tuyên các bị cáo phải hoàn trả số tiền đã chiếm hưởng cá nhân. Ngoài ra, các bị cáo phải cùng chịu trách nhiệm về các khoản chi chung của Vinashin không thể thu hồi.

Tuy nhiên, sau bản án sơ thẩm, các bị cáo đã có kháng cáo. Bị cáo Nguyễn Ngọc Sự và Trương Văn Tuyến kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Phạm Thanh Sơn cho rằng mức án quá nặng, Tòa sơ thẩm chưa xem xét hết tình tiết giảm nhẹ và buộc bị cáo bồi thường 4,5 tỷ đồng là không chính xác. Bị cáo Sơn đề nghị gỡ bỏ phần kê biên tài sản. Bị cáo Trần Đức Chính kháng cáo toàn bộ bản án.

Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội có kháng nghị đối với bản án sơ thẩm theo hướng tăng mức hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Sự. Về trách nhiệm dân sự, Viện Kiểm sát đề nghị tịch thu số tiền 14,8 tỷ đồng của các bị cáo. Bị cáo Trần Đức Chính phải nộp thêm 8 tỷ đồng. Đồng thời, Viện Kiểm sát kiến nghị buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường 8,2 tỷ đồng để sung công quỹ nhà nước.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Sự sau phiên sơ thẩm có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, trước khi phiên tòa diễn ra, bị cáo Sự lại có đơn xin rút toàn bộ kháng cáo. Ngày 26-7, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã có thông báo về việc rút kháng cáo của bị cáo Sự. Tuy nhiên, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin vẫn phải hầu tòa vì bị Viện Kiểm sát kháng nghị theo hướng tăng nặng hình phạt.

Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Vinashin
Các bị cáo khai báo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trước đó, bản án sơ thẩm nhận định, năm 2010, Vinashin được nhận 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để tái cơ cấu và sau đó tiếp nhận 4.190 tỷ đồng của Chính phủ cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin.

Với mong muốn có nguồn tiền phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) và cán bộ lãnh đạo tại OceanBank đã ban hành chủ trương chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng cho Vinashin để lãnh đạo Vinashin quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank.

Mặc dù không được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhưng Nguyễn Ngọc Sự (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Trương Văn Tuyến (Tổng Giám đốc), Phạm Thanh Sơn (Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính) và Trần Đức Chính (Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý số tiền nhận từ PVN và tiền Chính phủ cấp, bàn bạc thống nhất chủ trương quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank sau đó chiếm đoạt số tiền chi ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng.

Từ tháng 3-2011 đến tháng 8-2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng lãi ngoài do các cán bộ của OceanBank chi. Số tiền hơn 105 tỷ đồng này do Trần Đức Chính trực tiếp quản lý, không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin, để ngoài sổ sách, dùng để các bị cáo chiếm hưởng cá nhân trái pháp luật, chi phí không đúng quy định của Nhà nước.

Trong đó, bị cáo Nguyễn Ngọc Sự chiếm hưởng cá nhân 8 tỷ đồng. Bị cáo Trần Đức Chính chiếm hưởng cá nhân 10 tỷ đồng. Bị cáo Trương Văn Tuyến chiếm hưởng cá nhân số tiền 3,5 tỷ đồng. Bị cáo Phạm Thanh Sơn chiếm hưởng cá nhân 1,2 tỷ đồng.

Dự kiến, phiên tòa xét xử phúc thẩm lần này sẽ được diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 10 đến hết ngày 11 và sẽ tuyên án ngày 14-10-2019).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
  • [Inforgaphic] Mô hình sơ đồ tổ chức chính quyền xã thuộc Thành phố Hà Nội từ 1/7/2025
    Theo Luật số 72/2025/QH15 tổ chức chính quyền địa phương đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2025; Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, từ ngày 1/7/2025, Thành phố Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường mới. Theo đó, mô hình tổ chức chính quyền xã của Thành phố Hà Nội từ 1/7/2025 đã có sự thay đổi khi Thành phố triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đừng bỏ lỡ
Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Vinashin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO