Xét xử 7 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng tại Bình Thuận

Nguyễn Thanh (TTXVN/VIETNAM+)| 13/07/2018 10:14

Sáng 12-7, Tòa án Nhân dân thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đã đưa ra xét xử sơ thẩm 7 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng trước trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận vào đêm 11-6-2018.

Theo cáo trạng, trong khoảng từ 20 đến 24 giờ ngày 11-6-2018, các đối tượng đều ngụ tại tỉnh Bình Thuận, gồm Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1992), Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1994), Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1966), Nguyễn Phương Đông (sinh năm 1994), Nguyễn Đình Vũ (sinh năm 1977), Nguyễn Minh Hải (sinh năm 2001) và Trần Thị Ngọc (sinh năm 1968) đã tụ tập trước cổng UBND tỉnh Bình Thuận để tham gia cùng các đối tượng khác; hò hét, ném đá, bom xăng tự chế vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng, gây ồn ào, hỗn loạn, mất an ninh trật tự tại khu vực này.
Xét xử 7 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng tại Bình Thuận
Các bị cáo gây rối trật tự tại phiên xét xử. Ảnh: Tuấn Kiệt/Zing News

Trong đó, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Phương Đông có hành vi ném vỏ chai bia, ném gạch đá, bom xăng tự chế vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng trước trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận vào đêm 11-6. 

Nguyễn Minh Hải có hành vi ném gạch đá, bom xăng tự chế vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng trước trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận vào đêm 11-6. Nguyễn Đình Vũ có hành vi mang bình ga loại 12kg đến khu vực giữa cầu Trần Hưng Đạo, là khu vực đông người, rồi mở van ga, chuẩn bị châm lửa đốt thì bị lực lượng công an phát hiện bắt giữ. 

Trần Thị Ngọc tuy không trực tiếp cầm gạch đá hay bom xăng ném vào lực lượng công an nhưng có vai trò giúp sức tích cực như tham gia đổ xăng vào các vỏ chai bia để tạo bom xăng, tìm và đưa đá cho các thanh niên khác ném vào lực lượng công an vào đêm 11-6. 

Hành vi gây rối trật tự công cộng trên của các đối tượng đã phạm tội “Gây rối trật tự công cộng” thuộc trường hợp “Dùng hung khí” và “Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng” là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt được quy định tại điểm b, đ, khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015; trực tiếp xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt nơi công cộng, gây mất an ninh trật tự tại địa phương, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, nên cần phải xử lý nghiêm khắc để răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm chung. 

Qua quá trình điều tra, các đối tượng đã thành khẩn khai báo nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, Nguyễn Minh Hải và Trần Thị Ngọc đã ra đầu thú nên được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Riêng Nguyễn Minh Hải (sinh ngày 7-11-2001), tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội ngày 11-6-2018 Hải chưa đủ 18 tuổi nên được áp dụng các quy định tại Chương XII Bộ luật Hình sự 2015 về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 

Đối với các đối tượng xúi giục, đưa tiền để Hùng, Mạnh, Minh, Đông, Vũ, Hải, Ngọc tham gia gây rối trật tự công cộng; các đối tượng đã tham gia hò hét, ném đá, bom xăng để chống phá, gây rối, cản trở lực lượng công an thi hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự tại trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận vào đêm 11-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Phan Thiết đã ra quyết định tách vụ án, tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phạm tội và xem xét xử lý sau. 

Hội đồng xét xử đã tuyên án Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Phương Đông, Nguyễn Văn Mạnh, mỗi bị cáo nhận mức án 30 tháng tù giam về tội gây rối trật tự công cộng; Nguyễn Đình Vũ và Trần Thị Ngọc mỗi bị cáo lĩnh 24 tháng tù giam về tội gây rối trật tự công cộng. Riêng bị cáo Nguyễn Minh Hải do phạm tội khi chưa đủ tuổi thành niên nên Hội đồng xét xử tuyên phạt 18 tháng tù, cho hưởng án treo cùng về tội gây rối trật tự công cộng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Xét xử 7 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng tại Bình Thuận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO