Giáo dục

Xét tuyển đại học 2023: Nhiều điểm mới tạo thuận lợi cho thí sinh

T. Trang 19:56 05/08/2023

Theo Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2023 có 4 điểm mới trong xét tuyển đại học, tạo thuận lợi cho thí sinh, dành phần khó khăn cho bộ ngành, địa phương.

hop-bao-chinh-phu.jpeg
Họp báo Chính phủ hường kỳ tháng 7/2023 diễn ra vào chiều 5/8.

Chiều 5/8, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, năm nay, việc tổ chức cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học có một số điểm mới được tổng kết trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm từ năm 2022.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm 2022, Bộ đã thực hiện đổi mới một số quy chế trong đó có việc tập trung các phương thức xét tuyển trên cùng hệ thống và cho thí sinh thực hiện tất cả các quy trình trong tuyển sinh từ việc đăng ký nguyện vọng, trả lệ phí, xác nhận nhập học đều thực hiện trực tuyến.

Trên cơ sở này, năm nay Bộ GD-ĐT không điều chỉnh cơ chế tuyển sinh mà sửa đổi một số phần kĩ thuật để thuận lợi hơn cho thí sinh. Thứ nhất năm 2023, Bộ GD-ĐT đã tích hợp vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh thêm dữ liệu phục vụ xét tuyển, từ kết quả thi THPT cho đến kết quả học tập THPT, học bạ, dữ liệu thi, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường đại học hay đại học quốc gia (Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm và trường năng khiếu); kết quả xét tuyển sớm của các trường tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh vào các trường đại học.

Thứ hai là xác nhận cũng như là đưa vào điều kiện ưu tiên, đối tượng khu vực ưu tiên năm nay dựa trên dữ liệu kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư của Bộ Công an. Thứ ba là thí sinh không phải lựa chọn phương thức xét tuyển.

“Năm nay, thí sinh không phải đi xin xác nhận ở các nơi mà có thể xem trực tiếp, các nơi sẽ duyệt trực tiếp khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên trên đó. Với việc lựa chọn phương thức xét tuyển, năm ngoái, có một số khó khăn các thí sinh nhầm lẫn, khi chọn một ngành tại một trường đưa ra nhiều mức xét tuyển khác nhau hay nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau. Năm nay, Bộ GD-ĐT chỉ để các thí sinh chọn ngành, chọn trường, còn việc xét theo nguyện vọng nào, phương thức nào thì phần mềm tự làm để tối ưu hoá, tìm ra tổ hợp nào tối ưu nhất cho thí sinh thì chọn”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, điểm mới thứ tư là năm nay, Bộ GD-ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các ngân hàng, kênh thanh toán để rà soát kênh thanh toán trực tuyến. Vì vậy kênh thanh toán hoàn toàn thông suốt, không có vấn đề gì xảy ra, từ thủ tục đăng ký, trả lệ phí. Đến 17h chiều 5/8, 91% hoàn thành lệ phí.

“Đây là những điểm mới cơ bản, còn khó khăn thì không có, chúng ta dành thuận lợi cho thí sinh, dành phần khó khăn cho bộ ngành, địa phương, đặc biệt là chuyển vào phần mềm, phần mềm trên hệ thống chuyển đổi số thực hiện thay cho thí sinh việc này. Chúng ta sẽ mất công nhiều công sức nâng cấp, chỉnh sửa phầm mềm. Tuy nhiên, vẫn có một số các thí sinh sai sót không hoàn thiện được quá trình đăng ký, việc này rất quan trọng, phải làm rất cẩn thận. Sau ít ngày nữa Bộ sẽ tập hợp dữ liệu để Bộ, các trường tổ chức xét tuyển và công bố kết quả, chậm nhất là 22/8”.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • [Infographic] Kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025
    Theo chi Cục thống kê thành phố Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2025 kinh tế - xã hội TP. Hà Nội diễn ra diễn ra trong bối cảnh cùng cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức-bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp... Trong bối cảnh này, kinh tế - xã hội TP. Hà Nội vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực...
  • Thành lập 126 Ban Quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng cấp xã, phường sau sắp xếp
    UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 30/6 về việc thành lập Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng trực thuộc UBND xã, phường sau sắp xếp trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện.
Đừng bỏ lỡ
Xét tuyển đại học 2023: Nhiều điểm mới tạo thuận lợi cho thí sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO