Đời sống văn hóa

Xét tặng các danh hiệu văn hoá trên địa bàn Thủ đô: Cần đảm bảo các tiêu chí sâu sát với thực tiễn đời sống

Hải Anh 25/10/2024 16:40

Thời gian qua, Hà Nội triển khai tích cực các hoạt động nhằm xây dựng khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn Thủ đô, bảo đảm các tiêu chí phù hợp với đặc thù văn hóa, kinh tế - xã hội của Thủ đô; sát thực tiễn đời sống của nhân dân.

Triển khai bài bản, đúng quy trình

Tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, công tác xây dựng đời sống văn hóa với những tiêu chí cụ thể được triển khai góp phần thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ với đời sống xã hội, nâng cao dân trí, bảo đảm nhu cầu hưởng thụ về vật chất và tinh thần của nhân dân.

z6190032446350_64f53ed8d4e20a67c7b201da267cc176.jpg
Hằng năm, Thành phố tổ chức tuyên dương các gia đình văn hoá tiêu biểu Thủ đô nhằm khích lệ phong trào xây dựng Gia đình văn hoá ở Thủ đô Hà Nội.

“Trên địa bàn Thủ đô, từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” từ 85% đến 88%. Các tiêu chí văn hóa triển khai đã thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở, các tuyến đường được mở rộng, nhà văn hóa xây dựng khang trang, hệ thống đèn chiếu sáng đồng bộ... Nhờ đó, các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân”.

Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội) Bùi Minh Hoàng

Theo báo cáo của quận Long Biên, việc tuyên truyền xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hoá”, “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh, văn minh đô thị” trên địa bàn quận được triển khai thực hiện kịp thời, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức. Công tác đăng ký, bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định, tỷ lệ gia đình văn hóa từng năm tăng nhẹ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đạt và vượt kế hoạch so với chỉ tiêu được giao.

Quận ủy, UBND quận Long Biên quan tâm chỉ đạo, Ủy ban MTTQ, các ngành đoàn thể phối hợp chặt chẽ, Đảng ủy, UBND các phường, ban lãnh đạo tổ dân phố vào cuộc tích cực là tiền đề quan trọng, góp phần tích cực trong xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”. Tạo được sự đồng tình hưởng ứng của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân trên địa bàn quận, góp phần triển khai thực hiện các danh hiệu đạt chỉ tiêu, mục tiêu và phát triển rộng khắp.

2.jpg
Quận Long Biên là một trong "điểm sáng" của Thủ đô trong triển khai thực hiện hiệu quả các danh hiệu văn hoá (Quận Long Biên ra mắt mô hình điểm “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”)

Ban chỉ đạo quận, các phòng, ban ngành kịp thời, thường xuyên hướng dẫn triển khai nhiều mô hình mới, cách làm mới, tạo sự lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân như: mô hình tuyến đường, tuyến phố nở hoa; biến điểm chân rác thành vườn hoa, khu vui chơi; tuyến đường, tuyến phố văn minh đô thị; tổ dân phố xanh – sạch – đẹp – văn minh… Bộ máy tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” ngày càng được kiện toàn theo hướng nề nếp, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Ban chỉ đạo phong trào các cấp hoạt động có nhiều cải tiến, đưa ra được những giải pháp thúc đẩy phong trào phát triển.

Ông Nguyễn Hữu Thắng, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Long Biên cho biết: “Trên cơ sở thực tế, việc đăng ký, đánh giá, công nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” được triển khai đúng quy trình, đánh giá thực chất. Qua kiểm tra, UBND quận Long Biên công nhận phường Việt Hưng và phường Giang Biên đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2023, tổ chức trao giấy chứng nhận tại hội nghị tổng kết thi đua, khen thưởng năm 2023".

Tại quận Cầu Giấy, Phó Chủ tịch UBND quận Trịnh Thị Dung cho biết, trong năm 2024, với sự chỉ đạo sát sao của Quận ủy - HĐND - UBND quận, sự phối hợp tích cực của Uỷ ban MTTQ, các ban ngành, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, công tác gia đình, việc bình xét các danh hiệu văn hóa được thực hiện nghiêm túc, chất lượng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các mô hình văn hóa. Nhiều mô hình văn hóa được triển khai ở tổ dân phố, cụm dân cư đem lại hiệu quả thiết thực, có chiều sâu. Quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, lồng ghép với thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; nhân rộng gương các điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa".

Trong khi đó, thông qua nghiên cứu tìm hiểu việc triển khai thực hiện các tiêu chí văn hóa tại huyện Phúc Thọ trong giai đoạn 2018-2023 cho thấy, công tác bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” được triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng quy định. Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm sau cao hơn năm trước. Về công tác xây dựng "Thôn văn hóa", năm 2023, toàn huyện đạt 81,5% (số thôn văn hóa là 128/157 thôn), vượt chỉ tiêu đề ra.

Cần có hướng dẫn chi tiết cho từng danh hiệu

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa vẫn còn bộc lộ bất cập, khó khăn như: Tiêu chuẩn, tiêu chí “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” còn một số hạn chế; khung tiêu chuẩn rộng, dàn trải; có tiêu chí chung chung, chưa có định lượng; có tiêu chí chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn dẫn đến việc triển khai xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đôi khi thành hình thức, không thực hiện hiệu quả. Mỗi địa phương lại có cách cụ thể hóa tiêu chuẩn, tiêu chí khác nhau dẫn đến sự thiếu đồng nhất, đồng bộ. Việc công nhận các danh hiệu văn hóa có nơi còn mang tính hình thức. Vẫn còn tình trạng gia đình, thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa trên danh nghĩa, tỷ lệ đạt danh hiệu thì tăng nhưng chất lượng thực hiện các tiêu chí không cao.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn, bất cập trong công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa là bởi tiêu chí khi ban hành được áp dụng chung cho cả nước, nhiều nội dung chưa phù hợp với đặc thù trên địa bàn Thủ đô.

Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết: “Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, ngành văn hóa tổng hợp, đề xuất xây dựng các tiêu chí có nội dung sát với thực tiễn đời sống, có định lượng, có tính khả thi trong đánh giá, chấm điểm. Quy định cụ thể điểm trừ, điểm cộng, phù hợp, thống nhất trong toàn thành phố, từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn chi tiết, cụ thể phục vụ công tác bình xét, công nhận các danh hiệu: “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn Thủ đô”.

Để công tác xây dựng các danh hiệu văn hoá trở về đúng ý nghĩa, mục đích và có tác dụng trong thực tiễn, bà Lê Thị Hương, Trưởng phòng Văn hoá và thông tin quận Long Biên đề xuất, đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp, các ngành từ Thành phố, đến quận, phường, tổ dân phố cần tăng cường và nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng các danh hiệu văn hóa.

Xây dựng quy trình đăng ký, xây dựng các danh hiệu văn hoá, trong đó có sự vào cuộc của MTTTQ và các đoàn thể tham gia giám sát, đánh giá hướng dẫn, vận động hội viên thực hiện các tiêu chí. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập, tọa đàm, tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh những bất cập, vướng mắc, khó khăn. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những mô hình hiệu quả, tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong xây dựng danh hiệu văn hóa.

“Xác định rõ mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của từng danh hiệu; từ đó đưa ra các tiêu chí phù hợp với danh hiệu, mang tính đại trà quần chúng và gắn với đặc trưng của Thủ đô Hà Nội. Các tiêu chí cần có nội dung sát với thực tiễn đời sống, có định lượng, có tính khả thi trong đánh giá chấm điểm (có thể đo lường hoặc xác định căn cứ đánh giá, chấm điểm); không trùng lặp lẫn nhau; không lẫn vào quy định “Điểm liệt” của danh hiệu. Quy định điểm trừ, điểm cộng cần có quy định cụ thể, phù hợp, thống nhất trên toàn Thành phố”.

Bà Lê Thị Hương, Trưởng phòng Văn hoá và thông tin quận Long Biên nêu

Ngày 7/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2023/NĐ-CP quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, Tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thay thế Nghị định số 122/2018/NĐ-CP. Chính phủ giao UBND cấp tỉnh, thành phố rà soát, xây dựng tiêu chí chi tiết, cụ thể để tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương./.

Bài liên quan
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Xét tặng các danh hiệu văn hoá trên địa bàn Thủ đô: Cần đảm bảo các tiêu chí sâu sát với thực tiễn đời sống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO