Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội

Hanoimoi| 28/04/2022 07:53

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố.

Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Công nghiệp văn hóa là nguồn lực để phát triển Thủ đô bền vững.

Kế hoạch đặt ra 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó yêu cầu các ngành, các cấp tập trung phát triển văn hóa, con người Hà Nội để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô; xây dựng và phát triển văn hóa, người Hà Nội toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa; nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; phát triển văn hóa trên cơ sở bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến. 

Để làm được điều này, thành phố tăng đầu tư cho phát triển văn hóa. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng, để Hà Nội có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu, có thương hiệu và là Thành phố sáng tạo có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Phấn đấu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa xã hội; sản phẩm công nghiệp văn hóa có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, đậm bản sắc văn hóa, đóng góp khoảng 5% GRDP. Phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 8% GRDP. Việc phát triển công nghiệp văn hóa trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, đối với nhóm chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, thành phố xác định: Tỷ lệ công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa đạt 89-90%; tỷ lệ thôn, làng được công nhận danh hiệu Làng văn hóa: 70%; tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 80%. 100% quận, huyện, thị xã có Trung tâm Văn hóa thể thao cấp huyện; 100% thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa đáp ứng tiêu chí theo quy định. 75% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Phấn đấu 100% khu công nghiệp có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt văn hóa phục vụ công nhân, người lao động. 

Đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, phấn đấu hơn 95% di tích quốc gia đặc biệt, khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo. 

Kế hoạch của UBND thành phố nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Trong đó, chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò của văn hóa; tập trung phát triển toàn diện, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, từng bước hình thành các giá trị chuẩn mực, góp phần phát triển toàn diện con người Hà Nội; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức xã hội.

Kế hoạch cũng yêu cầu việc hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển văn hóa; tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật; chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa; ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa; phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO