Xây dựng chuẩn đầu ra cho các trình độ của giáo dục nghề nghiệp

VNHN| 25/12/2019 11:37

Trên thế giới hiện nay, chuẩn đầu ra được sử dụng ngày càng phổ biến trong việc phát triển các khung trình độ và hệ thống trình độ quốc gia, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn nghề, hướng nghiệp và tư vấn nghề. Mục đích chính sử dụng chuẩn đầu ra nhằm gắn kết tốt hơn giáo dục đào tạo với thị trường lao động và việc làm.

Xây dựng chuẩn đầu ra cho các trình độ của giáo dục nghề nghiệp

Ảnh minh họa

Cơ sở pháp lý

Khung Tham chiếu Trình độ ASEAN (AQRF) đã sử dụng chuẩn đầu ra như một cách tiếp cận đơn nhất để các nước thành viên có thể tham chiếu trình độ trong nội khối. Tại Việt Nam, theo Khung trình độ quốc gia, chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, cao đẳng đã và đang được xây dựng, ban hành, tạo cơ sở để thực hiện phát triển chương trình, nhất là các chương trình đào tạo nhân lực tay nghề cao.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 34 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp. Về bản chất, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp phản ánh đầy đủ về nội hàm của chuẩn đầu ra theo cách gọi của nhiều nước trên thế giới. Do vậy, một cách gọi khác về “quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp” theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp đó là Chuẩn đầu ra.

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 2 của Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam thì “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu liên quan để triển khai xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm cho từng trình độ, từng lĩnh vực và ngành đào tạo thuộc giáo dục nghề nghiệp”;

Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 1-2-2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định: “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành danh mục các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp (sau đây gọi chung là chuẩn đầu ra) cho từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề trọng điểm quốc gia; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề do cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh”.

Để triển khai xây dựng chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20-4-2017.

Năm 2018, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức xây dựng được 160 quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Nội dung chuẩn đầu ra theo từng ngành, nghề đào tạo

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chuyên môn của từng ngành, nghề đào tạo, trên cơ sở thực tiễn đào tạo, điều kiện đặc thù của vùng miền và nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để bảo đảm chuẩn đầu ra có tính khoa học, thực tiễn và thực hiện được trên thực tế. Chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau: 1) Giới thiệu chung về ngành, nghề; 2) Kiến thức; 3) Kỹ năng; 4) Mức độ tự chủ và trách nhiệm; 5) Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; 6) Khả năng học tập, nâng cao trình độ.

Xây dựng chuẩn đầu ra nhằm hướng đến công khai với xã hội, người học và người sử dụng lao động biết được về chuẩn năng lực nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, loại hình công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp mỗi cấp trình độ theo từng ngành, nghề đào tạo. Đồng thời, tăng cường quan hệ hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Đây sẽ là cơ sở để các trường xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo phù hợp với quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo. Xây dựng chuẩn đầu ra cũng tạo ra  sự linh hoạt và trách nhiệm hơn đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp; làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập của người học, đặc biệt là xác định và đánh giá những gì người học thể hiện được.

Thêm vào đó, việc xây dựng chuẩn đầu ra còn giúp cho việc tổ chức, thiết kế toàn bộ trình độ giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm tính thống nhất và sự liên thông giữa các bậc đào tạo từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học trong khung trình độ quốc gia. Đồng thời, việc xây dựng chuẩn đầu ra còn là cơ sở đánh giá và chứng nhận chất lượng đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp./.

https://vietnamhoinhap.vn/article/xay-dung-chuan-dau-ra-cho-cac-trinh-do-cua-giao-duc-nghe-nghiep---n-25228

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng chuẩn đầu ra cho các trình độ của giáo dục nghề nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO