Xâm hại trẻ em: Hãy dũng cảm lên tiếng!

Thanh Hà| 25/08/2017 16:46

Thời gian qua đã có nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm được tổ chức bàn về những vụ việc xâm hại trẻ em. Theo các chuyên gia, còn rất nhiều vụ việc xâm hại bị rơi vào im lặng vì phần lớn nạn nhân, người bảo hộ còn e ngại. Thế nên, để được các cơ quan chức năng kịp thời hỗ trợ thì rất cần các nạn nhân, người bảo hộ dũng cảm lên tiếng!

Xâm hại trẻ em: Hãy dũng cảm lên tiếng!
Xâm hại trẻ em - đừng im lặng, hãy lên tiếng. Ảnh minh họa

Thông điệp này cũng đã từng được bộ phim “Hoa hậu thế giới dũng cảm” của Israel gửi đến khán giả Việt Nam khi được công chiếu tại Trung tâm Văn hóa Pháp – L’Espace Hà Nội. Tuy nhiên, thông điệp đó khiến bà Phan Thu Hiền- Chuyên gia về giới của Quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA), chuyên gia tham vấn của Ngôi nhà bình yên, Trung tâm Phụ nữ và phát triển băn khoăn: “Đến bao giờ phụ nữ Việt Nam dám lên tiếng khi bị xâm hại?”

Chuyên gia tham vấn Ngôi nhà bình yên của Trung tâm phụ nữ và phát triển - bà Nguyễn Thị Phượng cũng cho biết trung tâm đã tiếp nhận được gần 9000 lượt khách hàng đến tham vấn cũng như tiếp nhiều khách hàng bị xâm hại tình dục. Thế nhưng, hầu hết đều được giữ bí mật và họ không dám lên tiếng. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng nêu: “Do nhiều lý do mà tình trạng phụ nữ bị xâm hại ở Việt Nam chưa có được số liệu công bố đầy đủ, chưa có được những nghiên cứu cụ thể.” 

Có rất nhiều lý do được đưa ra về vấn đề này song tựu chung lại là do tâm lý ngại động chạm những vấn đề tế nhị, ngại đối đầu và ngại sự đàm tiếu từ dư luận xã hội còn đặt nặng vấn đề trinh tiết và trách nhiệm của người phụ nữ trong việc gìn giữ tiết hạnh… có thể làm ảnh hưởng tới tương lai của gia đình và chính nạn nhân, đó là rào cản rất lớn khiến nhiều người trong cuộc không thể vượt qua để tố giác vụ việc. “Trên thực tế, như rất nhiều trường hợp đã chia sẻ, nhiều người đã phải chấp nhận nhìn kẻ liên quan nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí có hành động thách thức. Họ cho rằng đó là cách tốt nhất để bảo vệ danh dự, tương lai cho người thân...” - TS Khuất Thu Hồng (Viện Nghiên cứu phát triển xã hội) nói.

Điều đáng nói ở đây là khi các bên liên quan quyết định không lên tiếng không chỉ làm mất đi cơ hội tố giác tội phạm, gây thiệt thòi cho nạn nhân, mà còn gián tiếp khiến những vụ việc liên quan đến vấn nạn ấu dâm tiếp tục diễn biến phức tạp. Nói cách khác, khi nạn nhân và gia đình chọn cách im lặng nghĩa là họ đã bỏ qua cơ hội tố cáo tội ác, cảnh tỉnh xã hội trước vấn nạn ngày một nhức nhối này.

Mặt khác, cũng vì không lên tiếng mà vụ việc xâm hại tình dục nói chung, xâm hại tình dục trẻ em nói riêng rất khó có thể đưa ra khởi tố khi rất khó có nhân chứng cũng như kịp thời thu thập dấu vết tội phạm. Chính vì vậy, sự lên tiếng kịp thời của nạn nhân cũng như người chăm sóc, bảo vệ trẻ là rất cần thiết. Trẻ bị xâm hại không chỉ phải chịu những tổn thương nặng nề về thể xác, mà còn phải gánh chịu những bất ổn về tâm lý, khó có thể trở lại cuộc sống bình thường như trước. Sự im lặng của người trong cuộc còn khiến trẻ nhận thức lệch lạc về vấn đề trên, thậm chí tự buộc tội bản thân khi chuyện xấu xảy ra trong khi kẻ phạm tội không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, có nguy cơ tiếp tục gây án. Gay gắt trước vấn đề này, bà Nguyễn Vân Anh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên) đã có lần khẳng định: “Không lên tiếng chính là hành động thỏa hiệp với cái ác, để cái xấu tiếp tục hoành hành, gây hại cho xã hội. Đã đến lúc người trong cuộc cần lên tiếng để những hành vi xâm hại trẻ em được đưa ra ánh sáng, tội phạm xâm hại trẻ em phải chịu trách nhiệm trước pháp luật để những sự việc đau lòng không còn cơ hội xảy ra. Việc lên tiếng còn có tác dụng cảnh tỉnh xã hội, xóa bỏ những định kiến đang tồn tại, bảo vệ quyền lợi, tương lai cho trẻ.” Tuy nhiên, việc lên tiếng này, theo bà Vân Anh cần được thực hiện một cách văn minh, theo đúng quy định của pháp luật, tránh gây những tổn thương không cần thiết cho các bên liên quan.

“Dũng cảm lên tiếng!” – một việc làm không dễ dàng đối với người liên quan nếu như không có sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành liên quan. Bằng sự vào cuộc này các đơn vị chức năng sẽ giúp nâng cao nhận thức cho người chăm sóc, bảo vệ trẻ, đẩy lùi rào cản đối với việc lên tiếng đòi hỏi sự công bằng cho người bị hại. Các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội cần tăng cường thông tin hướng dẫn các biện pháp bảo vệ trẻ để người chăm sóc, bảo vệ trẻ chủ động phòng, chống nguy cơ bị xâm hại, nhất là hướng dẫn trẻ kỹ năng tự bảo vệ bằng việc đưa nội dung về quyền nhân thân, sự bất khả xâm phạm… vào chương trình giáo dục học đường. 

Bài 3: Cần đổi mới giáo dục giới tính ở học đường
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
Xâm hại trẻ em: Hãy dũng cảm lên tiếng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO