WHO khuyến nghị về vấn đề tiếp xúc thiết bị điện tử với trẻ nhỏ, càng ít càng tốt - Ảnh: SHUTTERSTOCK.
Thông tin trên Tintuc.vn cho biết: Nằm trong chiến dịch chống béo phì toàn cầu, vừa qua WHO công bố những hướng dẫn mới về tầm quan trọng của giấc ngủ và các hoạt động thể chất lên sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ, bao gồm những khuyến nghị về thời gian sử dụng thiết bị điện tử.
Cụ thể, các chuyên gia sức khỏe của WHO cho rằng trẻ dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc màn hình các thiết bị điện tử hơn một giờ mỗi ngày và càng ít tiếp xúc càng tốt. Còn với trẻ dưới 1 tuổi, việc tiếp xúc này nên cấm tuyệt đối.
Ngoài ra, phụ huynh của những trẻ dưới 2 tuổi cần biết lựa chọn "chương trình chất lượng" đầy đủ giá trị giáo dục và cha mẹ nên xem cùng con để giúp trẻ hiểu những gì chúng xem.
WHO cảnh báo thêm, việc không đáp ứng các khuyến nghị về hoạt động thể chất hiện nay là nguyên nhân gây ra hơn 5 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới ở tất cả các nhóm tuổi. Theo số liệu thống kê, có tới 80% trẻ em và 23% người lớn không hoạt động thể chất thường xuyên.
Có tới 80% trẻ em và 23% người lớn không hoạt động thể chất thường xuyên.
Liên quan đến vấn đề trên, Tuoitre.vn cho hay: Các chỉ dẫn của WHO cũng tương tự với lời khuyên của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ trong vấn đề này. Theo đó, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo những trẻ dưới 18 tháng tuổi cần tránh tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử.
Ngoài ra, phụ huynh của những trẻ dưới 2 tuổi cần biết lựa chọn "chương trình chất lượng cao" với giá trị giáo dục và cha mẹ nên xem cùng con để giúp trẻ hiểu những gì chúng xem.
Về các chỉ dẫn thời gian dùng thiết bị điện tử với trẻ nhỏ của WHO, một số tổ chức chỉ trích là các chỉ dẫn đó đã không tính tới những lợi ích tiềm năng của truyền thông kỹ thuật số.
Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi nên hoạt động ít nhất 180 phút một ngày với các hoạt động phù hợp.
Mặc dù WHO không nêu chi tiết những tác hại tiềm ẩn trong việc để trẻ tiếp xúc quá nhiều với màn hình thiết bị điện tử, tuy nhiên cơ quan này cho rằng bảng chỉ dẫn này là điều cần thiết nhằm giải quyết tình trạng ngồi quá nhiều hoặc ở lỳ một chỗ của trẻ em hiện nay.
Bảng chỉ dẫn của WHO cũng bao gồm các khuyến nghị về hoạt động thể chất và chăm sóc giấc ngủ. Theo WHO, thói quen lười vận động thể chất là nhân tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong và góp phần đáng kể làm tăng dịch béo phì.