Vụ nhân viên hàng không bị hành hung ở sân bay Thọ Xuân: Báo động về an ninh sân bay

Quý Nguyễn/KTĐT| 01/12/2018 08:52

Vụ việc nữ nhân viên hàng không bị 3 đối tượng hành hung tại Sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) không phải là câu chuyện đầu tiên về mất an toàn an ninh sân bay. "Đúng ra, khi sự việc được phát hiện, là người thực thi pháp luật, lực lượng an ninh sân bay phải can thiệp theo trách nhiệm, giữ gìn an ninh trật tự khu vực nhà ga, khu vực an toàn bay. Tuy nhiên, hình ảnh được ghi lại cho thấy lực lượng an ninh phản ứng chưa kịp thời." - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Anh Tuấn

Thế nhưng, sự thiếu quyết liệt của những nhân viên an ninh ở đây đã khiến sự việc vừa không được ngăn chặn kịp thời mà còn khiến bản thân họ cũng trở thành nạn nhân bị hành hung. An toàn an ninh sân bay thực sự đáng báo động.
“Ăn đòn” vì không chụp ảnh chung

Khoảng 14 giờ ngày 23/11, chị Lê Thị Giang – nhân viên của Hãng hàng không Vietjet Air đang làm nhiệm vụ tại sảnh ga đi của Sân bay Thọ Xuân thì ba đối tượng Phạm Hữu An (SN 1990, trú tại phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa); Lê Văn Nhị (SN 1977) và Lê Trung Dũng (SN 1984), cùng trú tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đi vào sảnh để tiễn người quen là Nguyễn Sỹ Mạnh (đi chuyến bay VN1217, dự kiến cất cánh lúc 15 giờ 5). Ba đối tượng An, Nhị và Trung đã nhờ chị Giang chụp ảnh giúp tại khu vực sảnh ga đi và chị Giang vui vẻ nhận lời. Sau đó, khi các đối tượng này yêu cầu chị Giang chụp ảnh chung với mình thì nữ nhân viên hàng không trên đã từ chối với lý do bận việc.

Lập tức, An, Nhị và Trung lớn tiếng chửi mắng rồi lao vào tát chị Giang. Chứng kiến sự việc trên, bà Lê Thị Hiền – đại diện Vietjet Air đã chạy tới can ngăn liền bị 3 đối tượng hành hung. Chưa dừng lại ở đó, hai nhân viên kiểm soát an ninh tại sân bay Thọ Xuân là Trịnh Ngọc H. và Vũ Quốc H. chạy đến can thiệp cũng bị nhóm đối tượng này tấn công, hành hung. Vừa “ra đòn” các đối tượng này vừa chửi bới vô cùng thô tục và thiếu văn hóa. Sự việc chỉ dừng lại khi Cơ quan An ninh cảng và Công an huyện Thọ Xuân có mặt, không chế được các đối tượng hung hãn này.

Ngày 24/11, Bộ GTVT có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, Công an tỉnh Thanh Hóa và Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, có biện pháp thích đáng đối với những đối tượng có hành vi côn đồ trong vụ việc nêu trên. Đồng thời, có các biện pháp tăng cường phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại Sân bay Thọ Xuân đảm bảo tốt an ninh trật tự, an ninh hàng không, ứng phó xử lý kịp thời các tình huống tương tự. Một ngày sau đó, Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định cấm bay 12 tháng (từ 26/11/2018 đến hết ngày 25/11/2019) đối với Phạm Hữu An, Lê Văn Nhị và Lê Trung Dũng. Sau thời hạn này, các đối tượng trên sẽ phải chịu kiểm tra trực quan bắt buộc 12 tháng tiếp theo nếu đi máy bay (tính từ ngày 26/11/2019 đến hết ngày 25/11/2020). Cũng trong ngày 25/11, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 đối tượng An, Nhị và Dũng về hành vi “Gây rối trật tự nơi công cộng”.

Nhân viên an ninh sân bay thiếu trách nhiệm

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Ngô Trí Long – Chuyên gia Kinh tế - Giao thông khẳng định, sự việc xảy ra tại Sân bay Thọ Xuân có một phần lỗi rất lớn từ lực lượng an ninh sân bay. Sau khi sự việc xảy ra, phản ứng của lực lượng an ninh sân bay là quá chậm. Theo PGS.TS Ngô Trí Long, tại tất cả các sân bay luôn thường trực lực lượng an ninh rất đông đảo, được huấn luyện nghiệp vụ chuyên nghiệp. Trong đó, khu vực sảnh đi sân bay là nơi kiểm soát an ninh luôn có sự xuất hiện của ba lực lượng: An ninh soi chiếu, an ninh nhà ga và an ninh cơ động. Riêng lực lượng an ninh cơ động là lực lượng được vũ trang (có mặc áo giáp và trang bị dùi cui điện). Sự việc diễn ra ngay tại sảnh ga đi của Sân bay Thọ Xuân, nếu quyết liệt trong công tác nghiệp vụ, lực lượng an ninh tại đây hoàn toàn có đủ điều kiện và khả năng để can thiệp và ngăn chặn kịp thời những đối tượng côn đồ trên chứ không phải để sự việc đi quá xa như vậy. “Cái này không chỉ đơn thuần là chậm trễ mà là nhu nhược, thiếu trách nhiệm. Lực lượng an ninh ở Sân bay Thọ Xuân đã không làm tròn nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, để mấy đối tượng côn đồ hành hung một người phụ nữ trước sự chứng kiến của bao nhiêu người như thế thì hình ảnh của ngành hàng không sẽ như thế nào” - PGS.TS Ngô Trí Long nói.

Sự việc xảy ra ở Sân bay Thọ Xuân vừa qua không phải là sự cố đầu tiên tại các sân bay mà nguyên nhân bắt nguồn từ yếu kém, chậm trễ của lực lượng an ninh hàng không. Trước đó, trong 2 năm 2015 và 2017, tại Sân bay Tân Sơn Nhất từng xảy ra hai vụ trộm cắp tài sản trong khu vực sân bay. Các đối tượng trong những vụ việc trên đã vượt qua được hàng rào an ninh, đột nhập vào trong sân bay tháo trộm đèn tim đường lăn khu bay và lấy trộm hàng trăm cây vải tại nhà kho chứa vải ở khu vực sân bay mang đi bán. Gần đây nhất, vào ngày 3/3/2018, một nam thanh niên cũng qua mặt được cả nhiều lớp an ninh sân bay ở Cảng Hàng không Sân bay Vinh và vào tận chân máy bay. Nếu các tiếp viên hàng không không phát hiện kịp thời, nam thanh niên này đã có thể đột nhập vào trong máy bay. Khi đó không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, sự việc vừa xảy ra tại Sân bay Thọ Xuân chính là tiếng chuông cảnh bảo về công tác đảm bảo an ninh hàng không tại các sân bay. Đã đến lúc, ngành hàng không cần thực hiện cuộc tổng kiểm tra toàn bộ hệ thống an ninh tại các sân bay, từ hạ tầng đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ an ninh để tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai. “Khu vực sân bay là một trong những nơi cần được đảm bảo an ninh tuyệt đối mà lại để xảy ra rất nhiều sự việc mất an ninh, an toàn bay như thế này là rất nguy hiểm” - PGS.TS Ngô Trí Long khẳng định.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Dáng quê
    Chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình. Ở đó đôi khi chỉ giản đơn là một con đường, hàng cây, bờ tre, khóm chuối… Nhưng đó cũng là những hình ảnh thân thương gắn liền với ngày tháng tuổi thơ. Hôm nay podcast Tản văn được gửi đến quý vị và các bạn tác phẩm “Dáng quê” của tác giả Kim Loan.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Ý nghĩa văn hóa hiếu đạo
    Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình An Viên cùng các trang mạng xã hội.
  • Tạp chí Anh đề xuất Hội An là điểm đến tuyệt vời để du lịch vào tháng 7
    Tạp chí Time Out của Anh đã đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới để du lịch vào tháng 7. Trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát hành bộ tem "Cây chè"
    Ngày 21-5, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cây chè”. Bộ tem gồm 2 mẫu tem và 1 blốc, giá lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng.
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Vụ nhân viên hàng không bị hành hung ở sân bay Thọ Xuân: Báo động về an ninh sân bay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO