Vợ chồng tan đàn sẻ nghé vì xuất khẩu lao động

Hoài Nam (Báo Hà Tĩnh)| 12/04/2019 10:04

Hàng năm, số tiền từ lao động nước ngoài gửi về xã Cương Gián (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) lên đến trên 400 tỉ đồng. Song, ít ai biết bên cạnh những lợi ích về kinh tế, nhiều hệ lụy xấu đã xảy ra tại địa phương dẫn đầu cả nước về số người xuất khẩu lao động này.

Chủ tịch Hội đồng Quỹ tín dụng liên xã, nguyên Chủ tịch UBND xã Cương Gián Nguyễn Văn Trính cho biết: "Xuất khẩu lao động ở xã Cương Gián bắt đầu từ năm 1994. Từ chỗ chỉ có 5 người sang làm nghề đánh bắt xa bờ ở Hàn Quốc (1994), đến nay, toàn xã có trên 2.700 lao động tại các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Mỗi tháng, trung bình một người gửi về 700 USD, mỗi năm toàn bộ số lao động ở nước ngoài gửi về trên 400 tỉ đồng".

Đây là nguồn thu rất lớn của xã Cương Gián với dân số đông nhất huyện Nghi Xuân (gần 15.000 người). Thực tế cho thấy, XKLĐ làm thay đổi diện mạo xã bãi ngang ven biển này, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 21% (năm 2011) xuống còn 4,5% (năm 2018); thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt trên 38 triệu đồng, cao hơn mức bình quân chung của huyện Nghi Xuân (xấp xỉ 37 triệu đồng).

Vợ chồng tan đàn sẻ nghé vì xuất khẩu lao động - Ảnh 1.

Những ngôi biệt thự, những ngôi nhà cao tầng khang trang từ nguồn XKLĐ ở xã Cương Gián

Ở thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Cương Gián có trên 200 cặp vợ chồng ly hôn. Thậm chí, có thôn như Bắc Mới trên 70 cặp đôi tan vỡ, cá biệt trong một gia đình có 3 cặp vợ chồng "tan đàn sẻ nghé".

Đáng nói là, tất cả những vụ việc ly hôn đều có vợ hoặc chồng đi nước ngoài về. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm "ngoài luồng". Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … "đường ai nấy đi".

Tuy nhiên, đằng sau những con số "biết nói" về hiệu quả kinh tế, nhiều hệ lụy cũng đã xảy ra từ việc XKLĐ, nhất là tỷ lệ ly hôn khá cao, thậm chí phát sinh các vụ án từ mối quan hệ hôn nhân gia đình.

Sáng ngày 19/2, nhiều người dân thôn Ngư Tịnh - nơi được mệnh danh là "xóm Hàn Quốc" không khỏi bàng hoàng khi phát hiện chị Chu Thị H. (SN 1963) bị tử vong với nhiều vết chém. Quá trình điều tra, lực lượng chức năng xác định đối tượng gây án chính là người chồng Lê Hải C. (SN 1958). Theo Phó Chủ tịch UBND xã Cương Gián Hoàng Văn Tiến, nguyên nhân có thể là do chị H. sang Hàn Quốc gần 20 năm, tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng. Khi chị H. về nước, vợ chồng mâu thuẫn nên án mạng đã xảy ra.

Vợ chồng tan đàn sẻ nghé vì xuất khẩu lao động - Ảnh 2.

Thôn Ngư Tịnh được mệnh danh là "xóm Hàn Quốc" của Cương Gián

Ở thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Cương Gián có trên 200 cặp vợ chồng ly hôn. Thậm chí, có thôn như Bắc Mới trên 70 cặp đôi tan vỡ, cá biệt trong một gia đình có 3 cặp vợ chồng "tan đàn sẻ nghé".

Đáng nói là, tất cả những vụ việc ly hôn đều có vợ hoặc chồng đi nước ngoài về. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm "ngoài luồng". Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … "đường ai nấy đi".

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Vợ chồng tan đàn sẻ nghé vì xuất khẩu lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO