VN đề nghị giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật pháp quốc tế

Diệu An/TTO| 04/11/2017 14:09

Trong cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đề nghị giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật pháp quốc tế.

VN đề nghị giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật pháp quốc tế - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc bắt tay với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội chiều 2-11 - Ảnh: HOÀNG ĐÌNH NAM

Chiều 2-11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 2-4 tháng 11.

Theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và chân thành mong muốn phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, ủng hộ Trung Quốc tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị hai bên nghiêm túc tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc".

Phát huy các cơ chế đàm phán và hợp tác hiện có để xây dựng lòng tin, kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Thực hiện đầy đủ và hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), cùng các nước ASEAN thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (COC).

Kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khẳng định việc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước đến Việt Nam ngay sau Đại hội Đảng XIX thể hiện sự coi trọng cao độ việc phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam.

Hai bên nhất trí thực hiện các biện pháp hữu hiệu thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng, bền vững, triển khai hiệu quả các khoản tín dụng, viện trợ của Trung Quốc dành cho Việt Nam, tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong - Lan Thương, trao đổi dữ liệu thủy văn sông suối biên giới, mở rộng hơn nữa giao lưu nhân dân và hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền, thúc đẩy mở và nâng cấp các cặp cửa khẩu đã thỏa thuận, áp dụng các biện pháp thuận lợi hóa thông quan, thúc đẩy phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới. Tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp về những vấn đề hai bên cùng quan tâm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Bộ trưởng Vương Nghị khẳng định việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình lựa chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên đi thăm sau Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc thể hiện Đảng, Nhà nước Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình coi trọng cao độ việc phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • Quận Tây Hồ: Dự kiến còn 2 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở
    Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, quận Tây Hồ dự kiến thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Tây Hồ và Phú Thượng.
  • Thị xã Sơn Tây: 3 xã dự kiến sau sắp xếp đơn vị hành chính đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử
    Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
VN đề nghị giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật pháp quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO