Vinh danh 3 nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2019

Thủy Đặng| 17/12/2019 19:44

Sáng ngày 12/12/2019, tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã diễn ra Lễ trao giải thưởng L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2019. Ba nhà khoa học nữ xuất sắc trong lĩnh vực khoa học vật liệu và khoa học đời sống đã được vinh danh và được trao học bổng nghiên cứu trị giá 150 triệu đồng để có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vào những đề án có tiềm năng phát triển và tạo nên các ảnh hưởng và lợi ích lớn tại Việt Nam.

Ba gương mặt xuất sắc được nhận giải thưởng Giải thưởng L’Oréal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2019 bao gồm: PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân - Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Đối ngoại, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, thành phố Hồ Chí Minh; TS. Trần Thị Hồng Hạnh – Nghiên cứu viên chính, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam; TS. Phạm Thị Thu Hà – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu di truyền và giống, Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là ba nhà khoa học xuất sắc đã được Hội đồng khoa học L’Oréal – UNESCO For Women in Science tại Việt Nam chọn lựa trên cơ sở các tiêu chí: có thành tích nghiên cứu khoa học nổi bật thông qua số lượng các bài viết được đăng tải trên các tạp chí quốc tế, các ấn phẩm khoa học được xuất bản, các hoạt động nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia, và vai trò hình mẫu cho các thế hệ nghiên cứu trẻ.
Vinh danh 3 nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2019

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (thứ hai từ trái qua) và BTC trao giải cho ba nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2019.

PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân được Hội đồng khoa học đề cử cho đề án nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0, 8W0, 2O2 để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo. Hướng nghiên cứu này được đánh giá mang đến lợi ích thiết thực trong việc sử dụng rộng rãi pin nhiên liệu, để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch và giảm sự nóng lên toàn cầu do khí thải CO2.
Đề án nghiên cứu của chị giúp giải quyết việc giảm sử dụng kim loại quý Pt đồng thời cải thiện hiệu suất của hợp kim so với Pt nguyên chất, nhờ đó nâng cao hoạt tính và thời gian hoạt động của xúc tác điện hóa Pt, mang đến hiệu quả về chi phí, hoạt động và độ bền cao để có thể thương mại hóa được loại pin nhiên liệu thân thiện với môi trường này trong thời gian không xa.

TS. Trần Thị Hồng Hạnh là người đã nỗ lực nghiên cứu sử dụng phương pháp sắc ký vân tay kết hợp với thiết bị hiện đại để đánh giá thành phần dược liệu và chất lượng dược liệu nhằm cung cấp bộ dữ liệu về thành phần các hoạt chất có trong mẫu dược liệu nghiên cứu bao gồm cấu trúc hóa học, thành phần, hàm lượng chất, làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dược liệu trên thị trường. Phương pháp này có thể áp dụng trong đánh giá thành phần thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu và có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay khi nhu cầu sử dụng dược liệu trong phòng bệnh và chữa bệnh ở Việt Nam ngày càng gia tăng.

Đề án nghiên cứu về thành phần chất lượng các loài dược liệu qua phương pháp dấu vân tay sắc ký fingerprint sẽ giúp việc xác định về định tính và định lượng chất lượng các thảo dược nhanh chóng và có độ chính xác đáng tin cậy, để từ đó làm cơ sở khoa học chứng minh tác dụng của dược liệu trong y học cổ truyền đồng thời tìm ra các tác dụng, công dụng mới của dược liệu phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

TS. Phạm Thị Thu Hà được vinh danh qua đề án nghiên cứu về phát triển các giống lúa chịu mặn thông qua chọn lọc bằng dấu chuẩn phân tử và phổ biến chúng ở các vùng bị ảnh hưởng của điều kiện mặn tại đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu của đề án nghiên cứu là tận dụng các công cụ nhân giống hiện đại để phát triển các giống lúa chịu mặn có năng suất cao thích nghi với điều kiện ở miền Nam Việt Nam, được xây dựng dựa trên kiến thức thu được có liên quan đến việc kiểm soát di truyền về khả năng chịu mặn ở lúa, để tăng tốc độ và hiệu quả phát triển các giống cải tiến.

Đề án này có ý nghĩa quan trọng trong tình hình vùng sản xuất lúa gạo ở miền Nam phải đối mặt với tình trạng nhiễm mặn, gây ra vấn đề nghiêm trọng cho những người nông dân nghèo tài nguyên phải phụ thuộc vào sản xuất lúa gạo để sinh kế. Việc phát triển các giống lúa năng suất cao hiện đại phù hợp với điều kiện nhiễm mặn sẽ giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của nông dân trên những vùng đất này.

Phát biểu tại lễ trao giải L’Oréal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2019, Giáo sư – Viện sĩ Châu Văn Minh – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam chúc mừng thành công của các nhà khoa học nữ được vinh danh năm 2019, đồng thời bày tỏ mong muốn các nhà khoa học nữ Việt Nam sẽ tiếp tục đam mê, theo đuổi con đường khoa học, đóng góp mạnh mẽ cho sự tiến bộ của nền khoa học Việt Nam. “Chúng ta đều biết để có thể theo đuổi ngành khoa học đầy chông gai và thử thách, các nhà khoa học nữ đã gặp rất nhiều khó khăn so với các đồng nghiệp nam giới song với niềm đam mê nghiên cứu khám phá, các nhà khoa học nữ của Việt Nam đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thức thách vươn lên một cách xuất sắc. Giải thưởng L’Oréal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học là dịp để tôn vinh động viên khích lệ các nhà khoa học nữ trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ cuộc sống, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế.” -  Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh nhấn mạnh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ Ban Quản lý Khu Di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, TP. Hà Nội), cho biết, trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” vừa khai mạc. Trưng bày diễn ra đến hết tháng 9/2024.
  • Thưởng thức thứ quà đặc biệt của Hà Nội
    Người ta thường nói, Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cây hoa sữa mới bắt đầu trổ bông, tỏa hương thơm ngào ngạt, khi cái lạnh chỉ mới chớm, chạm nhẹ vào vạn vật xung quanh. Còn mùa đông Hà Nội thật đặc sắc. Từng con phố trải dài với hai hàng cây bên đường trơ trụi lá, thân gầy guộc, nghiêng nghiêng hứng gió đông. Những cơn gió lạnh rít qua khe cửa, tay lạnh cóng run run. Lúc đó dừng chân xuống vỉa hè với bát chè xanh nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cảm nhận hơi ấm đang tràn về, hay mùi thơm của bát phở nóng bốc lên cho ta cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn Hà Nội. Một trong những món ăn làm nên nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội đó là phở.
  • Bài 1: Vững vàng trên trận tuyến phòng, chống ma túy
    Điện Biên được xác định là một trong những địa bàn trung chuyển ma túy lớn từ khu vực “Tam giác vàng” ra khu vực biên giới Lào - Việt Nam, sau đó vận chuyển về Điện Biên rồi đi sâu vào nội địa tiêu thụ. Trước những tác động của tình hình tội phạm ma túy ở khu vực biên giới của tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, BĐBP Điện Biên đã tăng cường lực lượng, bám nắm các địa bàn trọng điểm, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, từng bước làm trong sạch địa bàn. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đi
Đừng bỏ lỡ
Vinh danh 3 nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO