Vì sao mưa lũ gây thiệt hại nặng nề?

Nhóm PV| 13/10/2017 22:06

Chiều nay 13/10/2017, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức Họp thông tin tới báo chí về công tác ứng phó với đợt mưa lũ từ ngày 10-12/10/2017.

Vì sao mưa lũ gây thiệt hại nặng nề?
Lũ sông lên cao, ngôi đình ngoài đê sông Hoàng Long ở xã Gia Lạc (Gia Viễn, Ninh Bình) ngập sâu 3m. Ảnh: Việt Linh/VnE.

Nói về nguyên nhân chủ quan dẫn đến thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ vừa qua tại khu vực miền núi phía Bắc, ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai - PCTT phân tích, ngoài nguyên nhân khách quan do biến đổi khí hậu gây ra những đợt mưa lũ bất thường còn có cả nguyên nhân chủ quan.

Đó là, ở các tỉnh miền núi phong tục tập quán của người dân thường sinh sống ở các triền đồi, dưới chân núi hay gần các dòng sông, khi có lũ lớn rất dễ xảy ra thiệt hại về người.

"Tôi đã thấy những khu vực ở miền núi người dân đã phạt thẳng những quả đồi và làm nhà ngay dưới chân, khi xảy ra sạt lở đất đá sẽ vùi lấp các ngôi nhà này dẫn đến thiệt hại về người. Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 100.000 ngôi nhà trong tình trạng phải sơ tán. Chính phủ cũng đã có chủ trương sơ tán dân khỏi khu vực nguy hiểm, nhưng công tác này đang còn rất hạn chế" - ông Hoài nói.

Ông Hoài nói thêm về nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng sạt lở đất đá khi có mưa lũ ở miền núi: "Tôi đi thực tế ở một số miền núi như Sơn La, Yên Bái đã thấy xuất hiện nhiều những cánh rừng nguyên sinh bị "cạo trọc", thay vào đó là những nương ngô. Do đó, khi có mưa lũ, sẽ không còn những cánh rừng che chắn nên mới gây sạt lở đất đá. Mà để khôi phục những cánh rừng nguyên sinh phải mất hàng chục năm".

Ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, đợt áp thấp vừa qua gây mưa rộng từ Quảng Nam ra đến Hòa Bình, Yên Bái. Chia làm 2 đợt mưa trước và sau áp thấp. 

Tuy nhiên có nhiều yếu tố gây mưa cực đoan ở Hoà Bình chỉ trong vòng 6 tiếng với gần 300 mm, có ngày lên tới 500 mm. Ứng phó với lượng mưa cực đoan càng khó. Hoàn lưu sau bão thường mưa nửa đêm về sáng. Các bản tin buổi chiều rất quan trọng, vì vậy chỉ có thể dự báo xa. Tại thời điểm này rất khó khăn ứng phó và truyền tin.

Để khắc phục là bài toán khó, nhưng phải cải thiện dần từng bước, trong đó từ hệ thống quan trắc, giám sát từ xa, cảnh báo hiện đại, sử dụng khoa học công nghệ mới để kịp thời có thông tin ứng phó, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.


Ngoài ra, khi gặp các loại hình thời tiết như kết hợp giữa không khí lạnh với hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới thì khâu dự báo định lượng mưa lại càng khó hơn.

"Khi bị ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, bão thường xảy ra mưa rất lớn và chủ yếu mưa vào ban đêm hoặc gần sáng, do đó, các bản tin dự báo cuối giờ chiều là rất quan trọng. Để khắc phục những hạn chế trong khâu dự báo, thời gian tới cơ quan khí tượng thủy văn cần được trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại như các hệ thống quan trắc, radar... Ngoài ra, khi sản xuất ra các bản tin dự báo rồi thì khâu truyền bản tin này đi đến với các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng cũng là một vấn đề, cần được nâng cấp" - ông Cường nói thêm.

Nói về việc hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ cấp tập trong đêm dẫn đến nhiều địa phương dưới hạ du ngập lụt, ông Trần Quang Hoài giải thích, ở miền Bắc từ ngày 15/9 là kết thúc mùa mưa, từ ngày này đến 30/9 hồ Hòa Bình được phép tích nước ở cao trình 117m. Khi xuất hiện mưa lớn vào các ngày từ 9-12/10, nước về hồ Hòa Bình rất lớn, do đó theo quy trình 6 tiếng phải mở 1 cửa xả, nhưng do nước đến dồn dập nên phải xả cấp tập, điều này vẫn đúng quy định.

"Tôi đã trực tiếp lên làm việc tại nhà máy thủy điện Hòa Bình, các khúc gỗ nổi trên mặt hồ, nước dồn dập đổ về đây, gỗ va đập vào các cửa van, nếu không xả gấp thì nguy cơ mất an toàn tại các cửa van và đập rất cao" - ông Hoài nói.

Theo tin của các địa phương, thiệt hại bước đầu tính đến 22h00 ngày 12/10, đã có 54 người chết, gồm: Sơn La: 06 người, Yên Bái: 06 người, Hòa Bình: 17 người, Thanh Hóa: 14 người, Nghệ An: 09 người, Hà Nội 02 người (So với ngày 12/10: Sơn La tăng 01 người, Yên Bái tăng 02 người, Hòa Bình tăng06 người, Thanh Hóa tăng 06 người, Nghệ An tăng 01 người, Hà Nội 01 người).

39 người mất tích, gồmSơn La: 02 người, Yên Bái: 16 người, Hòa Bình: 15 người, Thanh Hóa: 05 người, Quảng Trị: 01 người.


31 người bị thương (Sơn La: 03 người, Yên Bái: 07 người, Thái Bình: 06 người, Hòa Bình: 09 người, Thanh Hóa: 05 người, Hà Tĩnh: 01 người).


* Về sự cố sạt lở đất vùi lấp 04 hộ dân với 19 người tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình:Tỉnh đã huy động trên 300 người cùng phương tiện, thiết bị để tìm kiếm cứu nạn. Đến chiều ngày 12/11, đã tìm được 09 thi thể nạn nhân bị vùi lấp. Còn 10 người mất tích, hiện vẫn đang tiếp tục tìm kiếm. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Vì sao mưa lũ gây thiệt hại nặng nề?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO