Vì sao chưa làm rõ ai đã nhận 14,1 tỉ đồng hoa hồng của VN Pharma?

Phạm Dũng/NLĐ| 27/09/2019 07:47

Mặc dù sau 3 ngày xét hỏi, bị cáo trong vụ án VN Pharma đã thừa nhận tuồn thuốc ung thư giả vào Bệnh viện Trưng Vương và nhiều bệnh viện khác, các bị cáo đã chi 14,1 tỉ đồng để chi hoa hồng nhưng đến nay vẫn chưa làm rõ ai đã nhận số tiền này.

 Sau 3 ngày xét xử, chiều 26-9, đại diện VKSND TP HCM đã luận tội, đề nghị mức án đối với Nguyễn Minh Hùng (nguyên Tổng Giám đốc VN Pharma) và 11 đồng phạm khác.

Đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng mức án từ 18 đến 19 năm tù, Võ Mạnh Cường 20 năm tù; 10 bị cáo khác bị đề nghị từ 3 năm tù đến 14 năm tù.

Theo VKS, các bị cáo đã làm giả giấy tờ, đóng dấu giả, đóng dấu Công ty Helix Canada giả để trình Bộ Y tế xin nhập 200.000 hộp thuốc H-Capota giả. Số tiền nâng giá thuốc được chuyển vào 2 công ty ở nước ngoài rồi nhận lại tiền Việt ở Việt Nam.

Tại phiên tòa đã làm rõ vai trò, tính chất, mức độ phạm tội của từng bị cáo. Nguyễn Minh Hùng được xác định chủ mưu, cầm đầu cùng với Võ Mạnh Cường nhập thuốc ung thư giả để trục lợi.

Vì sao chưa làm rõ ai đã nhận 14,1 tỉ đồng hoa hồng của VN Pharma? - Ảnh 1.

Nguyễn Minh Hùng tại tòa

Võ Mạnh Cường đã cấu kết với Nguyễn Minh Hùng thực hiện hàng loạt hành vi phi pháp để tạo bộ hồ sơ giả nộp lên Bộ Y tế. Sau đó, Võ Mạnh Cường cùng với Nguyễn Minh Hùng chỉ đạo nhân viên nâng khống giá thuốc từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp.

Về số tiền nâng khống này, Nguyễn Minh Hùng thừa nhận để hợp thức hóa nhiều khoản tiền không có hóa đơn. Cụ thể, VN Pharma đã chi 14,1 tỉ đồng cho bác sĩ, lãnh đạo bệnh viện để tuồn thuốc ung thư giả vào bệnh viện bán cho các bệnh nhân bị ung thư.

Vì sao chưa làm rõ ai đã nhận 14,1 tỉ đồng hoa hồng của VN Pharma? - Ảnh 2.
Đại diện VKS luận tội 12 bị cáo

Tại tòa, Nguyễn Minh Hùng đã thừa nhận dùng công ty Dược Nam Anh do mình sáng lập đấu thầu và trúng thầu, đưa thuốc ung thư giả vào Bệnh viện Trưng Vương. Đặc biệt, Nguyễn Minh Hùng nói rằng ngoài Bệnh viện Trưng Vương thì băng nhóm này không nhớ đưa thuốc ung thư giả vào bệnh viện nào và đưa vào bao nhiêu bệnh viện.

Vì sao chưa làm rõ ai đã nhận 14,1 tỉ đồng hoa hồng của VN Pharma? - Ảnh 3.

Các bị cáo đang nghe luận tội

Tại tòa, Võ Mạnh Cường nói rằng bị ép cung nhưng đại diện VKS nói rằng không có bằng chứng, động cơ cho thấy có việc ép cung bị cáo này.

VKS nhận định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm, gây mất niềm tin của người bệnh đối với ngành y. Do vậy, việc truy tố các bị cáo tội "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh" là hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật.

Nguyễn Minh Hùng đã vì động cơ trục lợi mà bất chấp hậu quả xảy ra, khi vụ việc bị phanh phui thì tiêu hủy con dấu, tài liệu gây cản trở cho việc điều tra.

Theo nội dung xét hỏi tại tòa, Võ Mạnh Cường khai được Raymondo ký hợp đồng độc quyền phân phối thuốc H-Capita tại Việt Nam. Cường khai chưa đi Canada lần nào nhưng nhiều lần đi Philippin để thăm nhà máy Helix.

Võ Mạnh Cường nói rằng ông Raymondo nói có nhà máy bên Canada nên tin tưởng. Bên cạnh đó, do Cường có ông chú họ sống và làm việc ở Canada nên càng thêm tin tưởng Raymondo.

Trả lời luật sư, đại diện Bộ Y tế nói rằng cơ quan có đầy đủ thẩm quyền xác định thuốc thật, thuốc giả và hàng giả gồm có: cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự; cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi vi phạm hành chính; Ban chỉ đạo quốc gia theo quyết định 389; cơ quan quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương.

Ngoài ra, khái niệm thuốc giả, hàng giả, thuốc kém chất lượng là các khái niệm riêng biệt. Kết luận của Hội đồng giám định Bộ Y tế về lô thuốc H-Capita nêu trên là thuốc kém chất lượng, không được dùng làm thuốc chữa bệnh cho người. Còn việc gọi thuốc H-Capita là thuốc giả, hàng giả hay không thì phải xem xét từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22-11-2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025.
  • VinFast VF 3 – Sành điệu, chất chơi trên mọi nẻo đường
    Được định vị là chiếc xe đi phố, VinFast VF 3 gây bất ngờ lớn với ngay cả chủ xe khi dễ dàng chính phục nhiều cung đường khó nhằn trong hành trình hàng nghìn km.
Đừng bỏ lỡ
Vì sao chưa làm rõ ai đã nhận 14,1 tỉ đồng hoa hồng của VN Pharma?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO