Văn nghệ sĩ Thủ đô: Vươn tới các giá trị nhân văn chân chính

Thái Hòa| 22/07/2018 14:52

“6 tháng đầu năm 2018, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội với vị trí của một hội chính trị - xã hội - nghề nghiệp có quy mô hoạt động khá lớn và đa dạng, Hội luôn luôn giữ vững tính định hướng của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, vươn tới các giá trị nhân văn chân chính trong hoạt động sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn chiến đấu và xây dựng Thủ đô đang lớn mạnh và đổi mới từng ngày.” - NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội nhấn mạnh.

Luôn tích cực quan tâm đầu tư cho sáng tác, Hội Mỹ thuật đã tổ chức trại sáng tác ở Quảng Bình cho 30 hội viên; Hội Sân khấu tổ chức trại sáng tác kịch bản tại Hà Nội cho 25 tác giả; Hội Âm nhạc tổ chức trại sáng tác ca khúc ở Đà Nẵng cho 50 nhạc sĩ…

Bên cạnh đó, các đợt đi thực tế, đi điền dã cũng được các hội quan tâm tổ chức đều đặn và thu hút đông đảo hội viên tham gia, có phần huy động xã hội hóa, được hội viên sẵn sàng hưởng ứng.  

Hội Nhiếp ảnh đi thực tế sáng tác ở các vùng núi phía Bắc; Hội Mỹ thuật đi thực tế và vẽ ở làng cổ Lạc Nhuệ và chùa Bà Đanh - Hà Nam; Hội Văn nghệ dân gian đi thực tế tại đền Đô, chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh) và Trà Cổ - Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Hội Kiến trúc sư đi thực tế, tìm hiểu các công trình kiến trúc tại phía Tây Hà Nội, làng nghề chụp ảnh Lai Xá, bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, chùa Đại Từ Ân, chùa Đậu; Hội Nghệ sĩ Múa đi thực tế ở cao nguyên Mộc Châu; Hội Sân khấu tổ chức các chuyến đi thực tế tại các vùng công nghiệp, nông nghiệp của Hà Nội và các tỉnh lân cận như Cát Bà - Hải Phòng để các tác giả tìm hiểu thực tế về công cuộc đổi mới của đất nước và của Thủ đô.

Văn nghệ sĩ Thủ đô: Vươn tới các giá trị nhân văn chân chính
Phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức thành công sân thơ trẻ trong Ngày thơ Việt Nam 2018. Ảnh: HT
Hơn nữa, hoạt động triển lãm và liên hoan nghệ thuật trong 6 tháng qua cũng rất phong phú và đa dạng. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh bảo trợ và chấm ảnh cho 2 cuộc triển lãm Ảnh nghệ thuật: “Mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất 2018” của UBND huyện Đông Anh và “Sắc màu tháng 5” của CLB Nhiếp ảnh Hồ Gươm, Hội Nhiếp ảnh còn phối hợp với Hội Nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật tại TP.

Hồ Chí Minh vào tháng 5/2018, thực hiện NQ15 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan (giai đoạn từ 1/8/2008 đến 1/8/2018) Hội đã lựa chọn được 140 bức ảnh để triển lãm về chủ đề trên;  Hội Mỹ thuật gửi 5 tác phẩm của các em thiếu niên Hà Nội tham gia triển lãm quốc tế thiếu niên tại Tokyo – Nhật Bản, Hội Nhà văn kết hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức thành công Ngày thơ – sân thơ trẻ vào Tết Nguyên Tiêu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Hội Nghệ sĩ Múa tổ chức cuộc thi tìm kiếm và sáng tác điệu nhảy Việt Nam lần thứ hai, Ban tổ chức đã chọn được 10 điệu nhảy đáp ứng được tiêu chí của cuộc thi…

Các cuộc hội thảo khoa học cũng được tiến hành sôi nổi. Hội Nhà văn tổ chức tọa đàm “Phát động sáng tác viết về Hà Nội”; Hội Sân khấu tổ chức hội thảo “Mối quan hệ giữa tác giả kịch bản sân khấu với các nhà hát nghệ thuật Hà Nội”; Hội Văn nghệ dân gian tổ chức 2 buổi tọa đàm về: “Tục thờ cúng truyền thống của người Việt” và “Hò khoan Lệ Thủy”…

Trong khi đó, hàng tháng, các hội Nhà văn, Âm nhạc, Văn nghệ dân gian vẫn duy trì thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn thường kỳ để báo cáo các tác phẩm mới, thông tin về văn học nghệ thuật, nghe các báo cáo trong nước và quốc tế mở rộng cho kiến thức sáng tác. Các tập sách nghiên cứu, các công trình khoa học, các tuyển tập về VHNT được các Hội Nhà văn, Hội Văn nghệ dân gian (Sự tích thành hoàng Thăng Long - Hà Nội và tục ngữ ca dao Hà Nội), Hội Kiến trúc sư (Kỷ yếu 30 năm), Hội Điện ảnh kết hợp với Đài PTTH Hà Nội sản xuất phim tài liệu “Thủ đô Hà Nội - tầm vóc mới, vị thế mới” do Thành ủy Hà Nội đặt hàng đang được quan tâm đầu tư và triển khai có hiệu quả.

Ngoài ra, các hội chuyên ngành còn có một loạt các hoạt động khác cũng có rất nhiều khởi sắc như: Tổ chức cho hội viên tiếp cận các loại hình nghệ thuật nghe nhìn, xem kịch “Quẫn” của nhà văn Lộng Chương (Hội Nhà văn); vận động hội viên tham gia 6 cuộc vận động sáng tác ca khúc… thu hút được 95 tác phẩm dự thi (Hội Âm nhạc); tham gia kỷ niệm 20 năm ngày thành lập CLB Chèo Tàu, dự hội thảo “Nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị lễ hội đền Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Hội Văn nghệ dân gian), tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội kiến trúc sư Việt Nam, trao tặng giải thưởng Kiến trúc 2015 - 2016 (Hội Kiến trúc sư); mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhiếp ảnh (Hội Nhiếp ảnh) .

Theo NSND Trần Quốc Chiêm, 6 tháng qua, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp cũng như Ban Chấp hành 9 hội chuyên ngành đã nỗ lực rất lớn trong việc định hướng và tổ chức sáng tác cho hội viên, tổ chức các hoạt động liên kết và giao lưu trong nước và quốc tế. Thông qua các hoạt động này, văn nghệ sĩ được mở rộng tầm nhìn cũng như Hội luôn quan tâm sâu sát tới việc phổ cập các giá trị văn học nghệ thuật tới công chúng rộng rãi, gắng sức duy trì thị hiếu thưởng thức lành mạnh, đúng đắn tới độc giả và khán thính giả trong điều kiện kinh tế thị trường và nhu cầu thương mại hóa các hoạt động xã hội đang có chiều hướng lấn tới. 

Tuy nhiên, vẫn còn đó một số hạn chế như việc ký hợp đồng theo chế độ “đặt hàng, ký hợp đồng thỏa thuận mua thành phẩm” chưa thành nề nếp và chưa ăn sâu vào ý thức hội viên, nên anh chị em vẫn hướng về chế độ đầu tư nhỏ giọt và không hoàn lại là chính, do đó việc phát huy nội lực của hội viên trong sáng tạo chưa cao.

Kể cả khi dự trại sáng tác, việc hoàn tất và nộp lại cho trại và cho Hội các tác phẩm hoàn chỉnh có chất lượng cao cũng chưa phải là tâm lý phổ biến. Việc huy động chất xám đóng góp xây dựng thành phố và phản biện xã hội của anh chị em chưa tập trung, một phần vì ít được huy động rộng rãi, một phần vì còn tư tưởng tự ti.” - NSND Trần Quốc Chiêm lưu ý. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Văn nghệ sĩ Thủ đô: Vươn tới các giá trị nhân văn chân chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO