Hà Nội

Văn nghệ sĩ Thủ đô cần thâm nhập thực tế nhiều hơn để có thêm sáng tác chất lượng

Quỳnh Phạm 04/04/2024 19:59

Theo NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, để văn nghệ sĩ Thủ đô phát huy tối đa tài năng, có thêm nhiều tác phẩm chất lượng, đội ngũ văn nghệ sĩ cần được tạo điều kiện, hỗ trợ thâm nhập thực tế nhằm có thêm chất liệu, tài liệu…

Không ngừng nỗ lực góp phần phát triển văn hóa nghệ thuật Thủ đô

Đại diện cho các văn nghệ sĩ Thủ đô, NSND Trần Quốc Chiêm đã có những trao đổi, chia sẻ với các đại biểu tại “Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo Thành phố quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024” diễn ra sáng 3/4/2024 tại UBND Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội).

bac-chiem.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đánh trống khai mạc Ngày thơ Hà Nội - Bản hòa âm đất nước. Ngày thơ Hà Nội được tổ chức trên cơ sở Đề án Ngày thơ Hà Nội do Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đề xuất từ năm 2023 và đã được Thành phố Hà Nội thông qua.

NSND Trần Quốc Chiêm cho biết, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội hiện có 4.400 hội viên của 9 hội chuyên ngành gồm nhiếp ảnh, múa, âm nhạc, văn học, điện ảnh… Đảng đoàn Hội Liên hiệp VHNT hiện có hơn 1.000 hội viên là Đảng viên. Hội viên được phong tặng Nghệ sĩ nhân dân là 152, với Nghệ sĩ Ưu tú là gần 360 người, Nghệ nhân nhân dân 10 và Nghệ nhân Ưu tú 36 người. Qua đó để thấy Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội là tổ chức nghề nghiệp đã, đang ngày một phát triển.

Trong thời gian qua, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội vẫn luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố, sự phối hợp của ngành tuyên giáo Thủ đô, các sở, ngành Thành phố Hà Nội. “Chúng tôi đã xây dựng các đề án để phát triển văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố, điển hình Ngày thơ Hà Nội 2024 – Bản hòa âm đất nước vừa qua do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức, diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được lãnh đạo Trung ương, Thành phố, các văn nghệ sĩ cùng nhân dân quan tâm, đánh giá cao”, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, cho biết.

hue-ha-noi.jpg
Chủ tịch Liên hiệp Các hội VHNT Việt Nam Đỗ Hồng Quân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội và nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Hội VHNT TT.Huế, tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật “Chung một cơ đồ Việt Nam”. Triển lãm nằm trong chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh vừa qua.

NSND Trần Quốc Chiêm thông tin thêm, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội vừa tổ chức thành công chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật 3 hội văn học nghệ thuật: Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh. Chương trình của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh thành công bởi nhận được sự quan tâm, phối hợp của Ban Tuyên giáo Thành ủy cùng các sở, ngành liên quan của Hà Nội.

Vừa qua, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội ban hành kế hoạch về việc thực hiện mô hình thi đua vận động hội viên sáng tác các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật có chất lượng thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Các đề án “Liên hoan phim ngắn Hà Nội” (Giải Sao Khuê), “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội”… đã được Thành phố Hà Nội thông qua.

Ngoài ra, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức thực hiện cuốn sách “Những bông hoa đẹp” tôn vinh những gương người tốt, việc tốt trên địa bàn Thành phố. Định kỳ hàng tháng, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổ chức các buổi gặp gỡ với các văn nghệ sĩ; các Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội…, tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng trao đổi về các vấn đề chuyên môn, góp phần mở rộng kiến thức sáng tác cho hội viên, tăng cường hoạt động giao lưu trao đổi giữa các văn nghệ sĩ Thủ đô.

am-nhac.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Thắng chia sẻ về tác phẩm Bản làng đất mẹ hiền trong đợt sinh hoạt chuyên đề của Hội Âm nhạc Hà Nội hồi trung tuần tháng 3/2024.

Sắp tới, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” tới các hội viên, văn nghệ sĩ Thủ đô; đặc biệt triển khai kế hoạch tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất theo Kế hoạch số 390-KH/BTGTW của Ban tuyên giáo Trung ương, kế hoạch số 6116-KH/TU của Thành ủy Hà Nội.

Mong có thêm không gian tốt hơn để làm việc, đi thực tế nhiều hơn để có các sáng tác chất lượng

Kiến nghị, đề xuất để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội nói riêng tiếp tục phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của Thành phố, nhất là lĩnh vực văn học nghệ thuật, NSND Trần Quốc Chiêm, cho biết: “Chúng tôi mong muốn ngành Tuyên giáo Hà Nội phối hợp, giúp cho các hội viên trong các hội chuyên ngành của Hội được đi thực tế tới các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố để nắm bắt, khai thác và lấy tư liệu phục vụ quá trình sáng tác của văn nghệ sĩ thuộc các hội chuyên ngành. Quá trình đi thực tế của các văn nghệ sĩ Thủ đô, chúng tôi cũng mong địa phương cung cấp các tài liệu, chất liệu để văn nghệ sĩ sáng tác đa dạng hơn các đề tài, thể loại từ văn học, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu đến báo chí…”.

hoi-bao.jpg
Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội Vương Minh Huệ (ngoài cùng bên phải) đại diện Tạp chí nhận Giải A bìa báo Xuân Giáp Thìn tại Hội báo Xuân Giáp Thìn - Hà Nội 2024.

Bên cạnh đó, NSND Trần Quốc Chiêm mong Thành phố cũng như ngành tuyên giáo hỗ trợ, tạo điều kiện, nhất là về kinh phí cho Tạp chí Người Hà Nội – cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, để Tạp chí Người Hà Nội thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ thông tin tuyên truyền. Tạp chí Người Hà Nội không chỉ thực hiện tuyên truyền trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Thủ đô, cả nước mà còn tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới bạn đọc, từ đó cùng với các cấp, các ngành, nhân dân phát triển Hà Nội theo định hướng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

Ngoài ra, cơ sở vật chất của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm), phố Quang Trung (quận Hà Đông) qua thời gian đã xuống cấp. Để “an cư lạc nghiệp”, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội rất mong Thành phố quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cải tạo, sửa chữa nhằm giúp cho các hội viên, văn nghệ sĩ Thủ đô có không gian làm việc, sáng tạo tốt hơn./.

Phát biểu kết luận “Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo Thành phố quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024”, với các nội dung kiến nghị của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản hoàn toàn nhất trí với việc cần tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ Thủ đô được đi thực tế nhiều hơn. Đồng thời Ban Tuyên giáo Thành ủy sẵn sàng phối hợp với các cơ quan liên quan góp tiếng nói để cải tạo, sửa chữa nơi làm việc của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, giúp văn nghệ sĩ Thủ đô có không gian làm việc tốt hơn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
Văn nghệ sĩ Thủ đô cần thâm nhập thực tế nhiều hơn để có thêm sáng tác chất lượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO