Văn nghệ sĩ Hải Phòng phản đối việc chuyển về trụ sở mới

kinhtedothi| 13/08/2022 08:15

Giới văn nghệ sĩ TP Hải Phòng đang bức xúc, phản đối quyết định chuyển trụ sở làm việc từ một tòa biệt thự Pháp khá đẹp, vị trí đắc địa về chỗ mới là căn nhà cấp 4 cũ, sửa chữa lại.

Thất vọng về trụ sở mới

Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (LHVHNT) TP Hải Phòng đặt trụ sở tại số 19 Trần Hưng Đạo, quận Hồng Bàng. Đây là toà nhà biệt thự 2 tầng có kiến trúc kiểu Pháp độc đáo, đậm chất văn hoá, vị trí đắc địa khi nằm ngay ngã tư giao với phố Lê Đại Hành thuộc dải vườn hoa trung tâm thành phố.

Trụ sở Hội LHVHNT TP Hải Phòng tại số 19 Trần Hưng Đạo . Ảnh: Bảo Thành
Trụ sở Hội LHVHNT TP Hải Phòng tại số 19 Trần Hưng Đạo . Ảnh: Bảo Thành

Phó Chủ tịch Hội LHVHNT TP Hải Phòng Võ Quốc Thái cho biết, Hội đã gắn bó tại toà nhà này gần nửa thế kỷ. Hiện nơi đây là nơi làm việc, gặp mặt, sinh hoạt chuyên môn của hơn 700 văn nghệ sĩ đến từ 9 hội chuyên ngành như: Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Âm nhạc, Hội Nhiếp ảnh… và Ban biên tập Tạp chí Cửa Biển.

Các văn nghệ sĩ Hải Phòng bức xúc khi trụ sở phải dời đến nơi mới. Ảnh Vĩnh Quân
Các văn nghệ sĩ Hải Phòng bức xúc khi trụ sở phải dời đến nơi mới. Ảnh Vĩnh Quân

Theo ông Võ Quốc Thái, trụ sở này từng là nơi sáng tác ra những tác phẩm để đời của nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhạc sĩ Văn Cao, Trần Hoàn, nhà văn Nguyên Hồng, nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Nơi đây còn lưu giữ bộ bàn ghế mà từ năm 1964 nhà văn Nguyên Hồng đã ngồi làm việc.

Bộ bàn ghế - chỗ ngồi làm việc của nhà văn Nguyên Hồng vẫn được Hội Nhà văn lưu giữ làm kỷ niệm. Ảnh Vĩnh Quân
Bộ bàn ghế - chỗ ngồi làm việc của nhà văn Nguyên Hồng vẫn được Hội Nhà văn lưu giữ làm kỷ niệm. Ảnh Vĩnh Quân

Phó Chủ tịch Hội LHVHNT TP Hải Phòng thông tin thêm, năm trước, đơn vị có nhận được văn bản của UBND TP Hải Phòng thông báo về việc chuyển trụ sở về số 6 - 8 phố Minh Khai, thuộc địa bàn phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, cùng với một số đơn vị khác.

"Hiện trụ sở mới đang sửa chữa. Chúng tôi chưa rõ cụ thể ngày nào sẽ phải chuyển đến đó, nhưng mới đây anh em văn nghệ sĩ có đến khảo sát thực tế thì thấy rất buồn, bức xúc” - ông Võ Quốc Thái tâm sự.

Hình ảnh trụ sở mới được Thành ủy Hải Phòng dự kiến sắp xếp cho các Hội về làm việc. Ảnh Bảo Thành
Hình ảnh trụ sở mới được Thành ủy Hải Phòng dự kiến sắp xếp cho các Hội về làm việc. Ảnh Bảo Thành

Sự bức xúc của giới văn nghệ sĩ Hải Phòng xuất phát từ việc trụ sở mới thực chất chỉ là một căn nhà cấp 4 cũ kỹ được cơi nới, sửa chữa lại, nằm lọt thỏm trong khuôn viên gồm nhiều cơ quan khác nhau.

Việc sắp xếp trụ sở mới cho Hội LHVHNT Hải Phòng chỉ dựa trên số nhân sự khoảng chục người làm văn phòng, Tạp chí Cửa Biển làm việc trong giờ hành chính mà không tính đến không gian cho hơn 700 văn nghệ sĩ sinh hoạt, hội họp, sáng tạo, biểu diễn, triển lãm…

Các văn nghệ sĩ Hải Phòng nhìn nhận, trụ sở Hội LHVHNT là một phần bộ mặt văn hoá của thành phố, vì thế đừng để nó quá xấu. Trụ sở mới không xứng tầm với một tổ chức lâu đời, có truyền thống và đã sản sinh ra những cây đa, cây đề trong giới văn hoá, văn nghệ của đất nước.

Xem xét tìm phương án phù hợp

Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo UBND phường Minh Khai cho biết, căn nhà cấp 4 tại số 6 - 8 Minh Khai đang được sửa chữa để làm trụ sở mới của Hội LHVHNT TP Hải Phòng.

Có mặt tại địa chỉ trên, phóng viên ghi nhận nơi đây có 2 tòa nhà 2 tầng đẹp đẽ, khang trang, trong đó một toà nhà là trụ sở của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực - nhân tài TP Hải Phòng. Ngược lại, công trình đang sửa sang để dự kiến giao cho Hội LHVHNT TP Hải Phòng là căn nhà cấp 4 cũ, được cơi nới, xây dựng thêm bằng gạch ba banh, lợp tôn hết sức tuềnh toàng.

Khu nhà cũ được cơi nới, sửa chữa lại dự kiến dành Hội LHVHNT TP Hải Phòng. Ảnh Bảo Thành
Khu nhà cũ được cơi nới, sửa chữa lại dự kiến dành Hội LHVHNT TP Hải Phòng. Ảnh Bảo Thành

Theo họa sĩ Đặng Tiến - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hải Phòng, tại cuộc họp về chủ trương chuyển trụ sở Hội cách đây 2 năm, ông đã từng phát biểu, đây là một tổ chức Hội đặc thù, là bộ mặt của thành phố nên cần phải có một không gian phù hợp, không nên làm xấu.

“Nhìn sang trụ sở hội văn học nghệ thuật các địa phương khác như: TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hưng Yên… khá đàng hoàng, bề thế, mới thấy trụ sở Hội LHVHNT của Hải Phòng liệu có xứng tầm với một địa phương đô thị loại 1 cấp quốc gia không?” - hoạ sĩ Đặng Tiến nói.

Qua tìm hiểu được biết, lãnh đạo TP Hải Phòng đã có chủ trương thu hồi trụ sở của các hội: Hội LHVHNT, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật, Hội Đông y. Việc này nhằm thực hiện việc sắp xếp và xử lý tài sản theo quy định, theo hướng ưu tiên sử dụng vào các mục đích công cộng phục vụ nhân dân. Trường hợp không thể sử dụng vào các mục đích công cộng sẽ bán đấu giá để tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố.

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Hưng Hùng - Chánh văn phòng Thành ủy Hải Phòng cho biết, việc di dời trụ sở của Hội LHVHNT cũng như một số hội khác nằm trong chủ trương chỉnh trang đô thị tổng thể của thành phố. Trụ sở mới ở số 6 - 8 Minh Khai vốn là cơ sở vật chất có sẵn của Thành ủy Hải Phòng, dự kiến tạm giao cho Hội LHVHNT và các tổ chức hội nêu trên.

Ông Phạm Hưng Hùng thông tin thêm, lãnh đạo Thành ủy Hải Phòng cũng đã nắm được tâm tư, nguyện vọng của giới văn nghệ sĩ, có chỉ đạo Ban Tuyên giáo tiếp nhận ý kiến và đang xem xét để tìm phương án phù hợp.

(0) Bình luận
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
  • Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam - Vietnam Expo 2025
    Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng 2/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Đây là hội chợ thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam từ năm 1991 do Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại chỉ đạo và Công ty Vinexad tổ chức.
  • Triển lãm quốc tế Thiết bị và Công nghệ Quảng cáo Việt Nam – VietAd 2025
    Ngày 1/4, Triển lãm quốc tế thiết bị và công nghệ quảng cáo Việt Nam (VietAd 2025 Hà Nội) cùng với Triển lãm quốc tế màn hình thông minh và hệ thống tích hợp Việt Nam (Vietnam Smart Display 2025-Hà Nội) đã khai mạc tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia (số 1 phố Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
  • Herbalife Việt Nam tài trợ dinh dưỡng tiếp sức cho các vận động viên
    Ngày 20/3/2025, tại Hà Nội, Herbalife Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết với Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC) và Ủy ban Paralympic Việt Nam (VPA), công bố tài trợ sản phẩm dinh dưỡng cho các vận động viên (VĐV) và VĐV người khuyết tật xuất sắc trong năm 2025. Sự kiện có sự tham gia của khoảng 200 VĐV, huấn luyện viên, VĐV người khuyết tật và huấn luyện viên người khuyết tật, cùng đại diện các cơ quan ban ngành và Herbalife Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Bộ sưu tập tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới
    Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới. Bộ sưu tập này gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, phản ánh biến chuyển của đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ.
Văn nghệ sĩ Hải Phòng phản đối việc chuyển về trụ sở mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO