Văn hoá - văn nghệ 2022: Tín hiệu lạc quan đầu năm mới

KTĐT| 08/01/2022 15:50

Khép lại năm 2021 “ngủ yên” vì dịch Covid-19, hoạt động văn hoá, văn nghệ đang trở lại khởi sắc trong năm 2022 với nhiều dự án, chương trình được đầu tư công phu, bài bản, phù hợp với tình hình mới.

Thoả mãn cơn khát nghệ thuật
Sau một năm “ngủ yên” vì dịch bệnh, hoạt động văn hoá – nghệ thuật bắt đầu sôi động trở lại với nhiều dự án được triển khai. Mới đây nhất, lĩnh vực âm nhạc đã bắt đầu chạy đà với những tác phẩm đăng tải trên nền tảng trực tuyến. Nổi bật là tác phẩm mới của Đen Vâu – “Mang tiền về cho mẹ” đang được lan tỏa mạnh mẽ, khi mùa sum họp cận kề. Ra mắt vào ngày cuối năm 2021, MV “Mang tiền về cho mẹ” của rapper Đen Vâu kết hợp cùng giọng ca Nguyên Thảo nhanh chóng vào Top 1 Trending Music của YouTube Việt Nam, đạt 17 triệu lượt nghe sau 5 ngày được đăng tải. Bản rap như một mũi tên trúng hai đích, vừa nói hộ được tâm tư, tiếng lòng của người con dành cho mẹ và cũng dễ dàng khiến bậc sinh thành vui lòng khi nghe.

Chương trình ''Rock Việt'' dự kiến ra mắt khán giả vào ngày 14/1.
Chương trình ''Rock Việt'' dự kiến ra mắt khán giả vào ngày 14/1.

Không chịu kém cạnh nhạc rap, năm 2022, nhạc rock được kỳ vọng sẽ thoả mãn cơn khát nghệ thuật của giới trẻ sau khi đã no nê nhạc rap với show truyền hình thực tế “Rock Việt” sẽ lên sóng vào tháng 1/2022. Theo đạo diễn Trịnh Bá Linh: “Thời gian qua, rock Việt như một dòng suối ngầm, vẫn chảy âm ỉ. Thời gian qua là sự chuẩn bị, ẩn mình để nhạc rock bùng nổ trở lại. Sự cộng hưởng của nhà tài trợ, đài truyền hình, ê-kíp sản xuất… sẽ giúp dòng nhạc này có cơ hội được đón nhận trở lại, tương tự nhiều dòng nhạc đã từng nổi lên trước đó”.
Trong khi các đơn vị sản xuất đang trong tâm thế sẵn sàng, thì khán giả cũng có nhu cầu được giải trí. Hai yếu tố này gặp nhau đã giúp thị trường biểu diễn âm nhạc có cơ hội phục hồi. Nhưng trong tình hình dịch bệnh, các chương trình âm nhạc, show diễn vẫn sẽ phát triển đồng thời hai hình thức trực tuyến và trực tiếp. Trong đó, các đêm diễn trực tiếp sẽ có số lượng khán giả giới hạn vì dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Đơn cử, ca sĩ Mỹ Tâm sẽ khởi động năm 2022 với loạt đêm diễn trực tuyến cho dự án âm nhạc Acoustic & Lofi-Chill. “Phòng trà online” cũng có hai đêm diễn trực tuyến trong quý I/2022, chương trình âm nhạc trực tuyến “In the Mirror” diễn ra trung tuần tháng 1/2022.
Bên cạnh lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn cũng có sự trở lại ấn tượng. Ngày 3/1, Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh và kéo dài đến ngày 17/1. Tham dự Liên hoan có 20 đơn vị sân khấu với 26 vở diễn và gần 800 nghệ sĩ, diễn viên tham gia. Các đơn vị, diễn viên và nghệ sĩ đã nỗ lực vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để mang đến Liên hoan những chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Theo Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan: “Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2021 được tổ chức là một cố gắng lớn của các cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị nghệ thuật kịch nói chuyên nghiệp đang hoạt động, chịu tổn thất vô cùng nặng nề khi mọi hoạt động văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn bị ngưng trệ. Liên hoan sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho lòng yêu nghề vượt mọi khó khăn của các nghệ sĩ, phản ánh trung thực, đầy đủ hiện trạng kịch nói Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Sức sống mới của điện ảnh, mỹ thuật
Trở lại sau một năm vật lộn với dịch bệnh, trong năm 2022, lĩnh vực sản xuất phim truyền hình hứa hẹn trở mạnh mẽ với hàng loạt dự án đang được triển khai. Gây chú ý nhất là dự án phim trinh thám “Trại hoa đỏ” của đạo diễn Victor Vũ vừa bấm máy ở Đà Lạt.

Poster bộ phim ''Trại hoa đỏ'' của đạo diễn Victor Vũ.
Poster bộ phim ''Trại hoa đỏ'' của đạo diễn Victor Vũ.

Bộ phim là cái bắt tay đầu tiên của đơn vị truyền hình trả tiền K+ với vị đạo diễn điện ảnh “triệu đô” này, và cũng là sản phẩm phim dài tập đầu tiên của Victor Vũ. Không chỉ mời Victor Vũ, đơn vị đầu tư K+ còn mời những nhân sự làm phim sáng giá của điện ảnh trong nước như: Giám đốc hình ảnh Dominic Pereira, Giám đốc mỹ thuật Ghia Fam, biên kịch Đức Nguyễn, Giám đốc âm nhạc Garrett Crosby với tham vọng tạo nên “bom tấn” truyền hình đầu tiên trong nước.
Không trỗi dậy mạnh mẽ như truyền hình, phim điện ảnh đang có những bước đi e dè hơn. Năm 2021, điện ảnh Việt đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh. Đến cuối năm, ngay sau khi TP Hồ Chí Minh cho phép mở cửa rạp chiếu phim, điện ảnh trong nước dần có sự khởi sắc. Đến hiện tại, sau “Rừng thế mạng” chiếu vào dịp cuối năm và đầu năm mới 2022, nhiều nhà sản xuất cũng đã lên lịch dự kiến ra mắt phim. Mở hàng là các phim công chiếu vào dịp Tết Nguyên đán (1/2/2022) như “1990” của đạo diễn Nhất Trung, “Chìa khóa trăm tỷ” của Võ Thanh Hòa và “Trạng Tí phiêu lưu ký” của Ngô Thanh Vân sẽ ra rạp.
Theo đạo diễn Lý Minh Thắng , sau cao điểm dịch, tâm lý và thói quen xem phim rạp của khán giả Việt có thay đổi nhất định. Tuy nhiên, qua những diễn biến tại phòng vé dịp cuối năm, khi có một số phim bom tấn ra rạp như “Spider-man No way home” (tựa Việt: Người nhện không nhà) hay “No time to die “(Không phải lúc chết), nam đạo diễn tin rằng khán giả vẫn còn giữ thói quen muốn tận hưởng không khí xem phim tại rạp.
Bên cạnh lĩnh vực phim truyền hình và điện ảnh, lĩnh vực mỹ thuật cũng có nhiều tín hiệu tích cực trong năm mới. Nhân dịp đón năm mới 2022, tại các không gian trưng bày nghệ thuật ở Hà Nội diễn ra nhiều triển lãm hội họa, điêu khắc, thư pháp, nghệ thuật sắp đặt... phục vụ công chúng.
Từ nay đến hết ngày 12/1, triển lãm “Mùa trong vườn” của hai nữ họa sĩ Trang Thanh Hiền và Nguyễn Mỹ Ngọc khai mạc tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu). Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, triển lãm “Chào xuân” của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn cũng kéo dài đến hết ngày 10/1.
Tiếp đến là triển lãm “Nhâm Dần” của họa sĩ, đạo diễn, NSƯT Nguyễn Nghiêm Nhan với 60 bức tranh hổ được khắc họa ở nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúc khác nhau. Hổ do Nguyễn Nghiêm Nhan vẽ có nhiều trạng thái, cung bậc. Bút và bàn tay, cùng cảm xúc của tác giả đã cho ra những nét vẽ không lặp lại. Hổ trong tranh ông như con người với đầy đủ cung bậc cảm xúc, yêu đương mãnh liệt, nồng nàn, lãng mạn, bay bổng, ưa hoạt động, thích cái đẹp và luôn tưởng tượng những gì độc đáo, phi thường.
Những hoạt động văn hoá, văn nghệ, dự án sắp ra mắt phục vụ khán giả trong năm 2022 cho thấy sự khởi sắc sau quãng thời gian dài phải tạm ngừng vì dịch bệnh, góp phần làm phong phú món ăn tinh thần của người dân trong dịp Tết Nhâm Dần.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Hà Nội sẽ tăng tỷ lệ đỗ lớp 10 công lập năm học 2025-2026
    Chiều 8/4, tại Hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2025-2026, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang hoàn thành quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026, dự kiến 64% học sinh vào lớp 10 công lập.
  • Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề “Bắc Kạn lung linh sắc màu”
    Lễ hội Carnaval đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” chính thức khai mạc vào 20 giờ tối 8/4. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025 và chào mừng 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900 - 11/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Văn hoá - văn nghệ 2022: Tín hiệu lạc quan đầu năm mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO