TX. Sơn Tây: Gần 100 giáo viên hợp đồng xin xét đặc cách vào viên chức ngành giáo dục

Bài , Ảnh: Giang Đặng – Lệ Quyên | 03/05/2019 21:34

Những ngày gần đây, giáo viên dạy hợp đồng tại TX Sơn Tây - Hà Nội như “ ngồi trên đống lửa” vì họ đang đứng trước nguy cơ bị mất việc bất cứ lúc nào. Đối với họ, mỗi buổi lên lớp trong những ngày này không còn là niềm say mê mà xen vào đó là nỗi buồn , nỗi cay đắng , xót xa . Họ đang hoang mang, lo sợ khi nghĩ đến “ cái kết không có hậu” của bao năm phấn đấu, gắn bó và cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Để rồi lại trở về trắng tay…

Mới đây, tập thể giáo viên dạy hợp đồng bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng về việc “Xin được xét đặc cách tuyển viên chức ngành giáo dục năm 2019”.

Cụ thể, theo đơn đề nghị của gần 100 giáo viên cho biết họ là những giáo viên dạy hợp đồng được UBND Thị xã Sơn Tây ký hợp đồng giảng dạy tại các trường của Thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Tính đến thời điểm hiện nay, những giáo viên này đã gắn bó, công tác trong ngành giáo dục ở Thị xã Sơn Tây được rất nhiều năm, người ít nhất là 04 năm, người nhiều nhất là 23 năm.

Ngày 14/03/2019, họ có nhận được kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở công lập trực thuộc UBND Thị xã Sơn Tây năm 2019. Sau nhận được kế hoạch này, họ đã vô cùng hoang mang, lo lắng vì rất nhiều môn không có chỉ tiêu và có một số người đã có những suy nghĩ tiêu cực khi biết rằng nếu không thi hay thi không đỗ thì sẽ bị cắt hợp đồng…

Theo kế hoạch thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 do UBND Thành phố Hà Nội ban hành thì không có chế độ ưu tiên nào đối với giáo viên đã hợp đồng lâu năm, không có chế độ ưu tiên nào đối với giáo viên hợp đồng đã có nhiều thành tích xuất sắc. Và kỳ thi tuyển viên chức đợt này với việc mọi thí sinh trên cả nước đều có quyền dự thi, mức độ cạnh tranh sẽ rất cao, cơ hội thi đỗ đối với giáo viên hợp đồng là mong manh.

Đứng trước nguy cơ bị cắt hợp đồng, gần 100 giáo viên dạy hợp đồng của thị xã Sơn Tây đã đề nghị các cơ quan, các cấp có thẩm quyền “Xét đặc cách cho họ vào viên chức ngành giáo dục thay vì thi tuyển như thí sinh tự do”.

Chia sẻ với phóng viên, thầy Nguyễn Viết Tiến - giáo viên dạy hợp đồng tại trường THCS Xuân Sơn (TX. Sơn Tây, Hà Nội) cho biết thầy là một trong những 100 giáo viên dạy hợp đồng trên, thầy đang dạy môn toán tính đến thời điểm hiện tại thầy đã là giáo viên hợp đồng được 17 năm nay.

“Tôi đã gần 20 năm, có người hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục, quá một phần đờingười mà vẫn là giáo viên hợp đồng. Có những lúc tôi đã thoáng nghĩ đến bỏ nghề nhưng không bỏ được, chúng tôi đi dạy không vì đồng lương ít ỏi đó mà vì tình yêu, tâm huyết với nghề thực sự. Càng yêu nghề bao nhiêu thì càng tin tưởng và luôn hi vọng sẽ được các cấp lãnh đạo ghi nhận và được đối xử một cách công bằng bình đẳng vào đợt tuyển dụng viên chức tới”, thầy Tiến trăn trở.

“Là những giáo viên dạy hợp đồng, mặc dù đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của mảnh đất Xứ Đoài. Trong suốt thời gian công tác, chúng tôi đã cống hiến năng lực chuyên môn của mình cho ngành. Nhiều đồng chí giáo viên hợp đồng chúng tôi đã từng là giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, cấp thành phố, nhiều thầy cô luôn là giáo viên mũi nhọn trong nhà trường, bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố và đạt được kết quả....

TX. Sơn Tây: Gần 100 giáo viên hợp đồng xin xét đặc cách vào viên chức ngành giáo dục
Thầy Nguyễn Viết Tiến – GV Trường THCS Xuân Sơn

Vì vậy, với đợt tuyển dụng viên chức sắp tới, tôi thiết nghĩ việc đưa ra phương án xét đặc cách cho chúng tôi vào viên chức giáo dục thay vì thi tuyển như thí sinh tự do là hoàn toàn xứng đáng. Mong những năm tháng cống hiến, những thành tích mà chúng tôi đã đạt được sẽ làm minh chứng khẳng định năng lực của chúng tôi để các cơ quan có thẩm quyền lấy đó làm chỉ tiêu ‘Xét đặc cách cho chúng tôi vào viên chức giáo dục’ để chúng tôi yên tâm công tác và cống hiến”, thầy Tiến bày tỏ.

Cùng cảnh ngộ như thầy Tiến, cô Nguyễn Thị Kim Anh - giáo viên trường tiểu học Quang Trung chia sẻ: Tôi về trường công tác từ năm 1997, tính đến nay cũng được 22 năm đứng lớp, trong suốt khoảng thời gian ấy tôi luôn cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, luôn là giáo viên dạy giỏi. Tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của nhà trường. Vì là giáo viên hợp đồng nên lúc nào chúng tôi cũng phải cố gắng hơn giáo viên biên chế. Bao nhiêu năm qua, tôi găn bó với nghề bằng đồng lương ít ỏi là vì tôi có tình yêu với nghề và có một hy vọng rằng sẽ được biên chế để yên tâm công tác nhưng càng mong mỏi lại càng không thấy tương lai.  Hơn 20 năm, tôi cống hiến chẳng lẽ lại không đủ để nhà nước công nhận? Nguyện vọng của chúng tôi là mong muốn được cấp trên xem xét, cư nghĩ đến quãng thời gian hơn 20 năm ấy tôi phải vất vả để bá trụ với nghề mà giờ phảivề trắng tay thì tôi không cam long. Vấn đề với chúng tôi ở đây không chỉ là công việc mà nó còn là danh dự là niềm đam mê. Chúng tôi sẽ phải đối mặt với gia đình, con cái, học sinh của chúng tôi như thế nào nếu một ngày nào đó chúng tôi không được đứng lớp?

TX. Sơn Tây: Gần 100 giáo viên hợp đồng xin xét đặc cách vào viên chức ngành giáo dục

Cô Nguyễn Thị  Kim Anh – Giáo viên trường tiểu học Quang Trung
TX. Sơn Tây: Gần 100 giáo viên hợp đồng xin xét đặc cách vào viên chức ngành giáo dục

Tâm thư của Cô Phùng Thị Thúy Hà – Gv trường THCS Xuân Khanh
TX. Sơn Tây: Gần 100 giáo viên hợp đồng xin xét đặc cách vào viên chức ngành giáo dục

Cô Phùng Thị Thúy Hà – GV trường THCS Xuân Khanh

Những chia sẻ, băn khoăn và lo lắng của thầy Tiến, cô Kim Anh , cô Thúy Hà cũng là những nỗi lo của rất nhiều những giáo viên hợp đồng. Đặc biệt là những người đã có thâm niên gắn bó với nghề. Đó có lẽ là tiếng lòng, là những tâm tư gan ruột của những giáo viên mang “ thân phận giáo viên hợp đồng”. Vậy làm sao để những giáo viên như họ không phải bỏ dở tình yêu của mình để rẽ sang một hướng khác , đó là bài toán khó mà đáp số vẫn còn đang để ngỏ.

“Trước đó, ngày 7/3/2019, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chỉ tiêu và Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội năm 2019.

UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội năm 2019, tổng số chỉ tiêu tuyển dụng 11.182 người, trong đó:

Giáo viên: Chỉ tiêu tuyển dụng 10.949 người: Giáo viên THCS hạng III, mã số v.07.04.12 là 3.546 người; Giáo viên Tiểu học hạng IV, mã số v.07.03.09 là 4.171 người; Giáo viên Mầm non hạng IV, mã số V.07.02.06 là 3.232 người.

Nhân viên: Chỉ tiêu tuyển dụng 233 người: Nhân viên Thư viện trường THCS, mã số V. 10.02.07 là 75 người; Nhân viên Thư viện trường tiểu học, mã số V. 10.02.07 là 74 người; Nhân viên Văn thư trường THCS, mã số 02.008 là 52 người; Nhân viên Văn thư trường tiểu học, mã số 02.008 là 32 người.”

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
TX. Sơn Tây: Gần 100 giáo viên hợp đồng xin xét đặc cách vào viên chức ngành giáo dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO