Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Tuyên dương Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024

Ly Ly 25/10/2024 15:00

Năm 2024, với chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng", phong trào xây dựng Gia đình văn hóa ở Thủ đô vẫn đang tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu và phát huy giá trị ý nghĩa cao đẹp của ngày Gia đình Việt Nam. Thông qua phong trào đã phát hiện hàng ngàn gia đình tiêu biểu với những hành động, nghĩa cử cao đẹp trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Sáng ngày 25/10, UBND Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tuyên dương gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024. Đây là sự kiện thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

2(1).jpg
Các đại biểu tham dự chương trình.

Tham dự Chương trình có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Trần Tuyết Ánh - Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội; Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội.

Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Thực hiện Chỉ thị số 06 của Trung ương đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng phong trào xây dựng Gia đình văn hóa.

1.jpg
Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc chương trình, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác gia đình, công tác gia đình ngày càng được khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển đất nước. Điều này thể hiện thông qua các chủ trương xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc tiến bộ văn minh đối với mỗi gia đình cũng như toàn thể dân tộc Việt Nam, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định ngay từ khi Đảng ra đời và được xác định rõ trong các văn kiện Đại hội của Đảng qua các kỳ Đại hội.

6.jpg
Các đại biểu tham quan gian trưng bày sách tại chương trình.

Những năm qua, TP Hà Nội đã luôn quan tâm đến mục tiêu xây dựng người Hà Nội, trong đó coi công tác gia đình là một trong những nội dung quan trọng liên tục 05 Chương trình toàn khóa của Thành ủy (trước đó, Thành uỷ Hà Nội đã có Chương trình số 05 ngày 6/3/1997 hướng tới kỷ niệm 990 năm và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Sau khi có Nghị quyết TW 5 khoá VIII, Thành uỷ đã có Chương trình 08 (khóa 14), Chương trình 04 (khóa 15-16), Chương trình số 06 (khoá 17) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh”), Kế hoạch số 57 ngày 30/12/2021 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố… nhằm chỉ đạo thống nhất mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng Người Hà Nội từ Thành phố tới cơ sở.

Nhiệm vụ nặng nề trên đòi hỏi người Hà Nội vừa phải giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp các giá trị của ngàn năm văn hiến, vừa phải phát triển bản thân mình về mọi mặt, trở thành con người thanh lịch, văn minh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng mới, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng nhấn mạnh

Giữ nét đẹp Gia đình văn hoá Thủ đô

Trong mọi giai đoạn phát triển, gia đình luôn giữ vai trò là nền tảng, là tế bào của xã hội. Sự ổn định của xã hội, sự phát triển của quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển của văn hóa gia đình.

Với Thủ đô Hà Nội, Thành phố xác định, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp nhận và bổ sung những giá trị mới của xã hội để phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.

4.jpg
Tiết mục văn nghệ mở đầu chương trình.

Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực về công tác gia đình, đã tích cực tham mưu cho Thành phố ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác gia đình, tập trung triển khai những nội dung chính như: Xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình; thu thập lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình; tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống; triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

Đặc biệt xác định xây dựng Gia đình Văn hóa là nội dung tiền đề quan trọng để xây dựng những mẫu hình văn hóa, gắn kết chặt chẽ trong triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Chú trọng xây dựng giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Từ gia đình văn hóa, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống được duy trì, phát huy; các giá trị đạo đức được hun đúc; những nề nếp, gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết thuận hòa... được kết tinh, lan tỏa.

3.jpg
Phần Giao lưu với đại diện các gia đình Văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024.

Trong khuôn khổ Lễ tuyên dương, các đại biểu đã được lắng nghe những chia sẻ rất ý nghĩa, đời thực và tâm huyết từ các đại diện Gia đình Văn hóa tiêu biểu.

Gia đình bà Đào Thị Hoa, ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân là gia đình chính sách, tích cực tham gia công tác nhân đạo ở địa phương và Thành phố, nhiều năm liền đạt danh hiệu Gia đình văn hoá. Bà Hoa chia sẻ, bản thân bà luôn giữ thái độ và ứng xử ôn hoà với chồng và các con. Bên cạnh đó, chồng và các con luôn động viên, khích lệ bà tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo tại địa phương. Bên cạnh đó, với mong muốn xây dựng, duy trì nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hoá trong các khu dân cư tại Thủ đô, bà Hoa tích cực tham gia xây dựng đội trống đình làng Khương Hạ.

Một tấm gương gia đình Văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024 khác là gia định bà Đỗ Thị Phượng, ở xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Gia đình bà Phượng là một gia đình có 4 thế hệ cùng chung sống và điều đặc biệt là dưới một mái nhà đã hàng trăm năm tuổi.

Bà Phượng cho biết: "Tôi may mắn được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, gia đình có 3 thế hệ đều là đảng viên, nhiều thành viên trong gia đình được Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý như: Bảng vàng danh dự, Gia đình vẻ vang, Huân chương kháng chiến, Huân chương chiến sĩ vẻ vang. Đặc biệt, theo bà Phượng chia sẻ, đã có thời gian, ngôi nhà của gia đình bà là là nơi mở lớp học bình dân học vụ..."

Để giáo dục truyền thống vẻ vang của gia đình cho các thế hệ con cháu, gia đình bà Phượng thường xuyên tổ chức gặp mặt, sum họp gia đình trong những dịp lễ, tết; tổ chức những chuyến tham quan, du lịch để các thành viên trong gia đình có dịp giao lưu, gắn kết với nhau nhiều hơn. Những buổi sum họp gia đình chính là dịp để gia đình bà giáo dục cho con cháu biết trân quý và có ý thức trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình.

Bà Đỗ Thị Phượng, ở xã Liên Hà, huyện Đông Anh

Trong khuôn khổ chương trình, Thành phố đã tổ chức tuyên dương 87 Gia đình Văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024.

5.jpg
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội và đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trao Bằng khen tuyên dương Gia đình Văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024 cho gia đình ông Đinh Thế Văn, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
7.jpg
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội và đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trao Bằng khen và chụp ảnh lưu niệm với các Gia đình Văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác gia đình ngày càng góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương nói chung và Hà Nội nói riêng. Những thành tựu của công tác xây dựng gia đình trên địa bàn Thủ đô đã góp phần tích cực, quan trọng vào xây dựng, phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển thủ đô ngày càng văn minh hiện đại./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Tuyên dương Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO