Tưởng niệm 719 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

Công Luật - Thanh Tuấn (TTXVN)| 19/09/2019 11:12

Ngày 18-9 (nhằm ngày 20 tháng Tám âm lịch), nhân 719 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, tại Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định và tại đền Trần Thương, UBND huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã diễn ra các hoạt động tưởng niệm.

Tưởng niệm 719 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
Màn múa rồng trong lễ khai hội đền Trần Nam Định. Ảnh: Công Luật/TTXVN

Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Hoàng Nguyên Dự, Chủ tịch UBND thành phố Nam Định khẳng định công lao to lớn của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII, đây là một hình tượng sáng ngời của tinh thần quật khởi, của lòng yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc.

Lễ hội đền Trần nhằm tri ân công lao của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo nói riêng và các vị Vua Trần nói chung, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, qua đó động viên toàn thể nhân dân thi đua lao động sản xuất, cống hiến tài năng, trí tuệ vì sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa con người Nam Định với bạn bè trong nước và quốc tế.

Lãnh đạo thành phố Nam Định, lãnh đạo tỉnh Nam Định cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương đã dâng hương tưởng niệm anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và tham gia các động văn hóa, thể thao truyền thống như: Múa sư tử, múa rồng, hát chèo, biểu diễn võ thuật, múa rối nước, thi đấu cờ, chọi gà... 

Ban tổ chức lễ hội đền Trần năm 2019 đã có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ để nhân dân, du khách yên tâm vui hội.

Trần Hưng Đạo (1228-1300) là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Ông là anh hùng dân tộc kiệt xuất, một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa của dân tộc.

Ông nghiên cứu binh thư từ nhỏ, biết dùng người hiền tài như: Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu… Ông đã lãnh đạo toàn quân, toàn dân chiến đấu và 3 lần giành thắng lợi vĩ đại trước quân Nguyên Mông hùng mạnh. Ông được nhân dân tôn thờ, suy tôn là bậc “Thánh”, thường gọi là “Đức Thánh Trần”.

Lễ hội đền Trần Thương, Hà Nam năm 2019 gồm phần lễ với các nghi thức: Lễ cáo yết, Lễ rước kiệu và Lễ Kị Nhật Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và khai mạc Lễ hội. Phần hội có các trò chơi dân gian như: Thi đấu cờ tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm điếm…

Trong đó, tục thi đấu cờ tướng - diễn ra trước các trò hội thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất. Tục chơi cờ này nhằm tưởng nhớ tài thao lược quân sự của Hưng Đạo Đại Vương, rèn luyện trí tuệ, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.

Lễ hội Đền Trần Thương thu hút đông đảo du khách bởi nơi đây còn gìn giữ được những giá trị lịch sử văn hóa và vẻ đẹp vừa uy nghi, cổ kính, vừa thanh thoát, nhẹ nhàng. Đền Trần Thương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt năm 2015.

Lễ hội diễn ra đến hết tháng Tám âm lịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Tưởng niệm 719 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO