Tứ nữ trình làng… văn

Bùi Việt Thắng| 21/01/2020 09:11

Tứ nữ trình làng… văn

Tứ nữ trình làng… văn

NHƯ BÌNH: Tôi quen biết Như Bình kể cũng ngót 20 năm. Còn nhớ cữ 2001, khi vào Nghệ An dạy học (ở Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Vinh), tôi có một chuyến trải nghiệm nghề văn thú vị khi cùng nhà văn Đàm Quỳnh Ngọc đi xe máy (50 cây số) vào tận thành phố Hà Tĩnh thăm hai bạn văn Nguyễn Thị Phước và Như Bình. Dạo đó Như Bình còn làm việc ở Đài Phát thanh Truyền hình Hà Tĩnh. Làm quen và đọc văn của hai “kiều nữ” này, ra Hà Nội, tôi viết liền hai bài đăng trên báo Văn nghệ Trẻ: Phù sa trong văn chương (về Nguyễn Thị Phước) và Viết đợi mùa thu (về Như Bình). Sau này, khi Như Bình ra Hà Nội, đầu quân cho báo Công an Nhân dân (hiện là Trưởng Ban chuyên đề “Văn nghệ Công an”) thì hóa ra gần mà lại xa, vì nghề báo đã lấy đi của chị quá nhiều thời gian và công sức. Lại còn chuyện đời sống riêng tư. Chóng cả mặt mày. Mà lại là... nữ nhi thường tình. Tôi cứ hình dung Như Bình ngày ngày rất bận. Nhưng báo không “ăn thịt” nổi văn. Chị vẫn có những “bùa chú” riêng dẫn dụ độc giả. Tập truyện ngắn Bùa yêu (2015) theo tôi đã chứng minh Như Bình là “hai trong một”. Như Bình viết ký - chân dung các gương mặt nghệ sĩ (điện ảnh, hội họa, âm nhạc, văn chương, biểu diễn) rất sành điệu, tạo hấp lực của con chữ. Ai đã đọc đều thích thú và có nhiều ấn tượng. Nhưng trước sau, trong mắt tôi và độc giả yêu văn chương thì, Như Bình vẫn là một tên tuổi trong làng truyện ngắn Việt đương thời. Chị đã xuất bản 4 tập truyện ngắn, nói như người Huế là rất “dễ thương”!

Tứ nữ trình làng… văn

NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN: Vốn là cựu sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐHQG Hà Nội). Ra trường cũng phiêu diêu. Nay thì định vị (với chức Phó Trưởng ban) tại một cơ quan báo chí chính thống hàng đầu - Báo Nhân dân. Đã in 2 tập truyện ngắn. Là cây bút nữ, theo cảm nhận của tôi, điềm tĩnh, cẩn trọng, kỹ lưỡng khi viết. Truyện của Nguyễn Phương Liên không gây sốc/ sốt trên văn đàn kiểu như của Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu,... Cũng không ướt át, mềm mại, mộng mơ, điệu đà kiểu Meggi Phạm, Trác Diễm (tiêu biểu cho dòng “ngôn tình” hiện nay). Nhưng không có nghĩa Nguyễn Phương Liên là “trung tính”. Chị như một “bè trầm” trong dàn âm thanh chung, rộn rã hơn bao giờ hết như văn chương bây giờ trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Ngòi bút của tác giả thường hướng tới những góc khuất của đời sống với ý đồ nghệ thuật khám phá những biểu hiện thầm kín, tinh vi, đôi khi éo le, tuế toái của đời sống trong xu thế ngày càng trở nên phức tạp hơn. Chị chú ý tới những cảnh ngộ éo le của con người, nhất là người nữ trẻ tuổi. Khung cảnh câu chuyện thường diễn ra ở chốn đô thị, phố phường, công sở. Nhân vật của chị sống và làm việc trong thung thổ, môi trường khép kín, công thức, ít thay đổi. Vì vậy họ có chung tâm thế bị gò bó, bức bách, có nhu cầu đổi thay, có khát khao giải phóng,... Nhưng đọc kỹ lại thấy thêm nhân vật của Nguyễn Phương Liên có ý thức phòng vệ, đề kháng những nguy cơ văn hóa đạo đức đương thời (tâm lý đám đông/ bầy đàn, thích phô trương, buông thả, quấy rối, nói ngược,...). Nguyễn Phương Liên còn là người đam mê nghệ thuật, một cuốn sách nghiêng hẳn về mỹ thuật (Đồng hành với cái đẹp) của chị xuất bản gần đây cho thấy một giao diện mới của nhà văn. Dường như trong thế giới phẳng thì ý niệm “ngoài trời còn có trời” đã khiến người nghệ sĩ phải suy nghĩ khác trước, phải nâng mình lên cao hơn, phải đi ra chứ không thể đi vào. 

Tứ nữ trình làng… văn

KIỀU BÍCH HẬU: Với cây bút nữ này, tôi chỉ mới tiếp xúc và quen biết dăm năm trở lại đây. Nhưng càng quen biết càng nhận ra được nhiều phẩm tính tốt của chị (mà đôi khi cùng trang lứa thiếu hụt). Trước hết, như người ta nói, chị là “công dân toàn cầu”. Hiện, chị đang làm việc tại Phòng Truyền thông, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX). Tiếng Anh thông thạo (cũng như Dili, Bảo Chân,...). Kiều Bích Hậu chuyên tâm viết truyện ngắn đã lâu, lưng vốn kha khá. Hai tập truyện ngắn gần đây của chị Hoa hồng không ở cùng mắm tôm, Vợ ảo (đều do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành), khiến cho tôi đã nhận xét về xu thế đi ra thế giới của một cây bút tân tiến như Kiều Bích Hậu. Rồi nữa, gần đây nhất một tạp chí văn học Rumani đã đăng... thơ của người chuyên viết văn xuôi. Quả thực thú vị. Chị có gửi cho tôi qua email tư liệu này. Tôi nói vui để dành làm “lương khô” sau này dùng khi viết chân dung Kiều Bích Hậu. Gần đây chị còn thử sức bằng tiểu thuyết (sẽ trình làng trong nay mai tiểu thuyết Con người, cũng là ma quỷ). Đây là cây bút nữ có nhiều tiềm năng và lợi thế khi thông thạo tiếng Anh, lại đi nhiều (ra thế giới) vì có cơ hội và điều kiện. Cả ba yếu tố của một người viết theo cách định nghĩa của nhà văn Nguyễn Tuân “đi - đọc - viết” đều hội đủ trong Kiều Bích Hậu. Mừng thay có một lớp nhà văn như thế.

Tứ nữ trình làng… văn

PHAN HUYỀN THƯ: Là con gái rượu của NSND Thanh Hoa. Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình có “gen” nghệ thuật nên có lẽ vì thế Phan Huyền Thư, tôi nghĩ, ngoài có “hoa tay”, lại còn như một Hỏa Diệm Sơn, lúc nào cũng chỉ chực phun trào. Nhưng lạ, lúc đang là sinh viên, cô dường như giấu mình rất kỹ. Đôi khi thật cần mới chia sẻ với các thầy, cô giáo có chất nghệ sĩ và nâng đỡ học trò. Ra trường thay đổi vài ba chỗ làm việc, lâu nhất ở Xưởng phim Tư liệu Trung ương. Rồi xuất hiện như một giọng thơ độc đáo với các tập Nằm nghiêng, Sẹo độc lập,... Thơ Phan Huyền Thư (cũng như Vi Thùy Linh) chia đôi dư luận. Biết đâu thế lại hay hơn là nhất nhất khen, chê một chiều. Trẻ nhưng lắm suy tư, dằn vặt và chiêm nghiệm. Một cây bút đa năng, đa tài, nên lắm thăng trầm. Thơ Phan Huyền Thư nhiều nỗi buồn, có lẽ từ đời sống riêng, và hơn thế do hay lo âu, tìm kiếm. Có cao vọng tìm tòi nhưng chưa tới. Nhưng dẫu sao cũng là một gương mặt, tên tuổi đáng nhớ, đáng khích lệ của thế hệ “f” trong sáng tạo văn chương.
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22-11-2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025.
  • VinFast VF 3 – Sành điệu, chất chơi trên mọi nẻo đường
    Được định vị là chiếc xe đi phố, VinFast VF 3 gây bất ngờ lớn với ngay cả chủ xe khi dễ dàng chính phục nhiều cung đường khó nhằn trong hành trình hàng nghìn km.
Đừng bỏ lỡ
Tứ nữ trình làng… văn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO