Tự hào Hà Nội - Amsterdam

Sơn Dương| 26/10/2021 22:51

Trở thành một "Amser" là khát vọng cháy bỏng của hầu hết học sinh Hà Nội.

Có lẽ cũng không có nhiều ngôi trường phổ thông trên thế giới được bạn bè quốc tế biết đến và đánh giá cao đến mức mỗi cựu "Amser" khi đi học ở các trường đại học nổi tiếng đều mang trong mình niềm kiêu hãnh và cả trọng trách phải tiếp tục là những sinh viên xuất sắc để không hổ danh cái tên Hà Nội – Amsterdam. Đó không chỉ là niềm kiêu hãnh, tự hào của các thế hệ học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nói riêng mà còn là điểm sáng của nền giáo dục nước nhà nói chung. 
Tự hào Hà Nội - Amsterdam

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Lịch sử thành lập của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam không dài như nhiều trường khác ở Thủ đô của Việt Nam nhưng nó mang ý nghĩa đặc biệt và danh tiếng của Trường đã vươn xa tới nhiều nước trên thế giới. Ngay từ những ngày còn chiến tranh ác liệt của Việt Nam (năm 1972), nhân dân thủ đô Amsterdam (Hà Lan) đã sẵn sàng chia sẻ với những mất mát của nhân dân Hà Nội, cùng chung tay xây dựng lại Thủ đô sau chiến tranh. Ngài Thị trưởng lúc đó, tiến sĩ I.Samkalden đã có sáng kiến vận động nhân dân Thủ đô Amsterdam quyên góp, giúp đỡ Hà Nội xây dựng một ngôi trường to đẹp, đàng hoàng với ước vọng rằng những học sinh của trường sẽ khôi phục lại đất nước sau ngày chiến thắng và phục vụ đất nước tốt hơn. Ngày 5-9-1985, trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam chính thức khai giảng năm học đầu tiên. Kể từ đó, trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam trở thành cái nôi đào tạo các thế hệ học sinh giỏi Thủ đô và cung cấp nguồn nhân tài cho đất nước.

Với thông điệp cũng như sứ mệnh "Thầy và trò nhà trường phải viết tiếp lên những trang sử vàng truyền thống, tạo dựng hình ảnh một ngôi trường vừa có cơ sở vật chất hiện đại vào bậc nhất Thủ đô, vừa có chất lượng giáo dục có thể sánh ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới". Nhiều năm qua, những tấm huy chương danh giá tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, số lượng học sinh giỏi quốc gia ngày một tăng, những cái tên cựu "Amser" nổi tiếng… đã cho thấy sứ mệnh ấy đã được thầy, trò Trường Hà Nội - Amsterdam thực hiện thế nào.

"Amser" không chỉ giỏi học. Ở ngôi trường này, năng lực trong mỗi học sinh được nảy nở, đâm chồi, nuôi dưỡng và phát triển để trở thành tài năng. Các em được tạo điều kiện tốt nhất để phát huy óc sáng tạo, tài năng thể thao, văn nghệ, phát triển kỹ năng mềm, tính độc lập, khả năng giao tiếp và kết nối trong làm việc nhóm cũng như trong hội nhập với thế giới bên ngoài, khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp quốc tế. Bởi vậy, không chỉ sở hữu một nền tảng tri thức sâu rộng và vững chắc, "Amser" còn đặc biệt xuất sắc trong các hoạt động xã hội, trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao với rất nhiều bằng khen, huy chương, giải thưởng… trong nước và quốc tế. Đến với những hoạt động mang thương hiệu HNA do các "Amser" tự tổ chức như "Ngày hội anh tài", "Made in 12", "Ngày hội văn hóa dân gian", "Ngày hội đọc sách" hay hoạt động của rất nhiều các câu lạc bộ… sẽ thấy học sinh Trường HNA tài thế nào. Bởi vậy, hành trang mà "Amser" có được sau những năm học dưới mái trường này không chỉ là những danh hiệu cao quý, là giấy mời nhập học của các trường đại học, là những học bổng giá trị… mà quan trọng hơn là một nền tảng vững chắc về nhân cách, tri thức, phương pháp và kỹ năng để trở thành những người thực tài trong tương lai.
Tự hào Hà Nội - Amsterdam

Đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic toán quốc tế năm 2021, Đỗ Bách Khoa (Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) đứng giữa.

Điều khác biệt lớn nhất của Trường Hà Nội - Amsterdam so với các ngôi trường khác. Mục tiêu dạy để học sinh đỗ đạt, trúng tuyển đại học hay có học bổng đi du học, không quá quan trọng đối với nhà trường dù tỷ lệ đỗ đại học hằng năm lên đến 95%. Xây dựng nhà trường thành một mô hình phát triển giáo dục mở, tôn trọng các tiêu chuẩn cần thiết của một trường THPT chất lượng cao, đồng thời phát huy mọi khả năng để tổ chức thực hiện phương thức giáo dục tiên tiến nhất, lấy học sinh làm trung tâm, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, luôn cập nhật thành tựu về khoa học giáo dục, khoa học kỹ thuật để làm phong phú nội dung, phương pháp giảng dạy đã được trường coi là một trong những sứ mệnh và thực hiện một cách hiệu quả nhất. Ams spirit (tinh thần Ams) "học siêu mà chơi cũng giỏi" "ngấm" vào từng "Amser", nên dù là học sinh chuyên nhưng đây chính lại là trường phổ thông có chất lượng giáo dục toàn diện bậc nhất.

Tâm sự của Ngụy Hồng Hạnh Nga khi trở thành "Amser" thứ hai nhận được học bổng của ĐH danh tiếng Harvard: "Tất cả những gì mình đạt được ngày hôm nay phần lớn thuộc về Ams. Nếu không có Ams thì mình sẽ không bao giờ biết đến những cơ hội học tập thế này. Thậm chí, cả con người và tính cách của mình hôm nay cũng định hình từ Ams. Môi trường năng động ở đây khiến mình năng động theo, cho mình thêm động lực để tự hoàn thiện bản thân, cố gắng vượt lên để được như các anh chị mình hâm mộ ngày trước", có lẽ cũng là suy nghĩ chung của các "Amser".

Chia sẻ về những bí quyết gặt hái được nhiều thành công của trường, nhà giáo Trần Thùy Dương – Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội –Amsterdam nói: “Giáo dục luôn là vấn đề cốt lõi, quyết định sự phát triển của đất nước, nâng cao tầm vóc và vị thế của dân tộc. Dó đó người làm nghề giáo của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nói riêng và cả nước nói chung phải gánh vác trách nhiệm lớn lao với sự nghiệp “trồng người”, đào tạo nhân tài để góp phần ươm mầm tài năng cho tương lai của đất nước.. Với những nghĩa vụ thiêng liêng ấy, trong hơn 36 năm qua, những người thầy dưới mái trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã tận tâm dạy dỗ biết bao thế hệ học trò nên người, dìu dắt các em trở thành những nhân tài có ích cho xã hội. Chính những cống hiến miệt mài của lớp lớp nhà giáo đã làm nên những trang sử vàng về một ngôi trường luôn đi đầu trong công tác đào tạo hiền tài cho Thủ đô và cả nước với tư tưởng giáo dục hiện đại. Nhiều năm qua, trường đã liên tiếp đạt được những thành tựu nổi bật trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, các kỳ thi Olympic quốc tế. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của các thầy cô đã từng bước khẳng định sứ mệnh của Trường trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam, một ngôi trường ở vị thế dẫn đầu của Thủ đô Hà Nội”.

Trải qua hơn 36 năm xây dựng và phát triển, với những thành tích đã đạt được, Trường THPTchuyên Hà Nội - Amsterdam liên tục nhiều năm liền đạt cờ thi đua Thành phố, năm 2020 đạt cờ thi đua của Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục; Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM và hơn tất thảy những điều trên, ngôi trường đã gây dựng được cho các thế hệ cha mẹ học sinh thủ đô sự tin tưởng vào chất lượng đào tạo của Trường. Họ đã tin tưởng trao trọn niềm tin cho nhà trường trong việc phát hiện và bồi dưỡng những tài năng của Hà Nội. Các thế hệ học sinh của trường đã, đang và sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao của nền kinh tế tri thức, đóng góp nhiều trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

(0) Bình luận
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Tự hào Hà Nội - Amsterdam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO