Trường Tiểu học Nam Thành Công: Xây dựng “Trường học hạnh phúc” từ những điều giản dị nhất
Huyền Anh•05/09/2024 7:00
Tiếng trống khai trường sắp điểm, một năm học mới chuẩn bị bắt đầu. Chúng tôi dễ dàng bắt gặp hình ảnh quen thuộc vào mỗi sáng ở cổng trường Tiểu học Nam Thành Công. Đó là hình ảnh của cô giáo Hiệu trưởng thân thiện cùng những cử chỉ hành động ân cần và luôn nở nụ cười trên môi.
Xây dựng những “Giờ học hạnh phúc”
Trong những năm qua, trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội luôn được biết đến là cái nôi của đổi mới, sáng tạo. Nhà trường luôn quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Khai giảng năm học mới.
Cô giáo Phạm Thị Phúc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Thành Công cho biết, các nội dung chương trình, phương pháp dạy và học đều phải xuất phát từ lòng yêu thương đối với học sinh, tôn trọng nhân cách, cá tính và năng khiếu giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, tri thức, tâm lí, tình cảm. Trong quá trình học tập, ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học có hệ thống còn phải chú ý giáo dục về nhân cách, hướng nghiệp, trung thực, có hoài bão, có chí tiến thủ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao theo đúng hệ thống giá trị cơ bản của học sinh trong định hướng chiến lược phát triển của nhà trường.
Cô giáo Hiệu trưởng Phạm Thị Phúc luôn gần gũi, thân thiện với học sinh và phụ huynh.
Bên cạnh đó, nhà trường luôn quan tâm tới an toàn thực phẩm, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho học sinh trong trường, thay đổi thực đơn phù hợp theo mùa, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ, lưu ý những trường hợp học sinh có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch... Thực hiện tốt công tác chăm sóc cho học sinh ăn bán trú hàng ngày.
Để đạt được những mục tiêu đặt ra, nhà trường chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ.
Nhằm xây dựng trường Tiểu học Nam Thành Công có môi trường học tập thực sự an toàn, văn hóa góp phần giáo dục hình thành hệ giá trị tốt đẹp cho học sinh, Hiệu trưởng Phạm Thị Phúc bộc bạch: “Chúng tôi rất may mắn vì được kế thừa hệ giá trị truyền thống quý báu, tinh hoa trong dạy và học của các thế hệ đi trước. Đồng thời, chúng tôi hướng tới xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, trong đó chú trọng xây dựng văn hóa học đường, xây dựng mô hình văn hóa ứng xử thanh lịch, văn minh trong trường học phù hợp với cấp Tiểu học, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người văn hóa, phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội, đưa môn “ Hà Nội học” vào giảng dạy các tiết học”.
Những "tiết học hạnh phúc" của các em học sinh trường Tiểu học Nam Thành Công.
“
Trường học hạnh phúc cần bắt đầu từ các lớp học hạnh phúc với những "giờ học hạnh phúc". Lớp học hạnh phúc là nơi cả cô và trò đều mong chờ đến; hứng thú, niềm vui, được yêu thương và học sinh thực sự cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Cô giáo Phạm Thị Phúc - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Thành Công chia sẻ
Cô giáo Hà Thị Thúy Lan, Chủ tịch Công đoàn cho biết, trong ngôi trường Tiểu học Nam Thành Công, mỗi năm học, trường đã có hàng chục sáng kiến được công nhận là sáng kiến cấp Quận, cấp Thành phố. Trong đó, nhiều sáng kiến đã được các thầy cô giáo trong trường vận dụng sáng tạo, linh hoạt để tạo ra những “tiết học hạnh phúc”, truyền được cảm hứng, lôi cuốn, khơi ngợi sự đam mê học tập, khám phá cho mỗi học sinh.
Trong năm 2023-2024, trường Tiểu học Nam Thành Công vinh dự là đơn vị dẫn đầu quận với 40 sáng kiến kinh nghiệm cấp Quận và 02 sáng kiến kinh nghiệm cấp Thành phố; trong đó có 26 đồng chí trong 02 năm liền được tôn vinh biểu dương trong phong trào sáng kiến sáng tạo của Liên đoàn Lao động quận Đống Đa; cô giáo Phạm Thị Phúc, Hiệu trưởng nhà trường và cô giáo Mai Thị Hằng, Phó Hiệu trưởng nhà trường luôn đi đầu trong phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, nhiều năm liền được Thành phố và quận công nhận.
“
Đặc biệt, vừa qua, với ưu điểm và hiệu quả thực tiễn vượt trội, sáng kiến “Một số biện pháp hiệu quả để triển khai phần mềm quản lý Hồ sơ sổ sách và Thư viện điện tử ở trường Tiểu học” của cô giáo Hiệu trưởng Phạm Thị Phúc đã được Sở Khoa học và Công nghệ công nhận áp dụng, có khả năng nhân rộng cấp Thành phố.
Cô giáo Hà Thị Thúy Lan - Chủ tịch Công đoàn cho biết
“Công trình phụ” cực “chill”
Được biết, trường Tiểu học Nam Thành Công có diện tích 9317m2, lớn thứ 2 so với các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa. Sân trường rộng rãi, thoáng mát có đủ chỗ cho học sinh học tập và vui chơi.
Cô giáo Đỗ Phương Anh, Bí thư Chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp 3B cho biết: “Niềm vui nhân đôi, khi năm học này, ngôi trường được sửa sang cải tạo rất đẹp. Đặc biệt, tất cả các khu nhà vệ sinh của thầy và trò đều được cải tạo rất khang trang, sạch đẹp, thoáng mát và hiện đại”.
Khu công trình phụ của nhà trường
Rõ ràng, nhà vệ sinh trong trường có tên gọi là “công trình phụ”, nhưng khu nhà vệ sinh lại đóng vai trò rất quan trọng. Thấu hiểu được ảnh hưởng của “công trình phụ” đối với sức khỏe, tâm lý, khả năng học tập và sự phát triển của trẻ ở trường, được sự quan tâm của UBND quận Đống Đa, Bam Giám hiệu, trong đó đứng đầu là cô giáo Hiệu trưởng Phạm Thị Phúc đã nỗ lực “hiện thực hoá” “điều ước giản dị” của cô, trò và phụ huynh học sinh nhà trường, đã đầu tư cải tạo, lắp đặt mới toàn bộ khu nhà vệ sinh của trường.
“
Các nhà vệ sinh mới được chia thành nhiều cabin nhỏ kín đáo, lắp xí bệt hiện đại rất phù hợp với học sinh; các bồn rửa tay đều được lắp gương kính, có hộp đựng nước rửa tay rất thuận tiện, các các em học sinh vệ sinh sạch sẽ, tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và mang đến tâm lý yên tâm cho phụ huynh khi gửi gắm con học tập ở trường cả ngày.
Cô giáo Đỗ Phương Anh, Bí thư Chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp 3B
Để xây dựng duy trì cảnh quan xanh, sạch, đẹp; nhà vệ sinh thân thiện với môi trường, nhà trường đã phát động phong trào thi đua “Trang trí và giữ gìn nhà vệ sinh sạch đẹp” ở tất cả các khối lớp. Hưởng ứng tích cực phong trào, mỗi nhà vệ sinh được trang trí thêm cây xanh, bảng hướng dẫn các bước rửa tay đúng cách bằng các khẩu hiệu nhắc nhở các con học sinh giữ gìn vệ sinh sạch sẽ… đã làm cho mỗi nhà vệ sinh tại trường trở nên sinh động, đẹp và gần gũi với các em sinh học, giúp các em không còn e ngại mỗi khi đi vệ sinh ở trường.
Phấn khởi với “công trình phụ” mới, em Trần Bảo Nhi, học sinh lớp 3B nói rằng: “Trước đây con thường rất sợ và ít đi vệ sinh ở trường; nhưng từ khi có nhà vệ sinh mới, con không phải “nhịn” mỗi khi buồn vệ sinh. Khi về nhà, con thường nói với bố mẹ: Nhà vệ sinh mới của trường con rất sạch sẽ, đẹp ơi là đẹp. Theo con nghĩ, nhà vệ sinh mới sẽ tốt cho sức khoẻ của chúng con hơn”.
Công trình nhà vệ sinh thân thiện của trường Tiểu học Nam Thành Công không chỉ có ý nghĩa tạo môi trường thân thiện góp phần tạo điều kiện bảo vệ sức khoẻ cho các em học sinh mà còn có ý nghĩa giáo dục ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các công trình công cộng, giữ gìn vệ sinh cá nhân và giữ gìn môi trường.
Em Nguyễn Tùng Anh, học sinh lớp 3B thổ lộ, nhà vệ sinh mới rất đẹp và sạch sẽ hơn cả nhà vệ sinh ở nhà con nên chúng con sẽ bảo nhau giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.
“Chúng tôi hy vọng rằng, với “gương mặt” mới, được khoác “chiếc áo mới” sạch đẹp của khu “công trình phụ” sẽ góp phần tiếp tục xây dựng trường Tiểu học Nam Thành Công đã và đang xứng đáng là ngôi nhà thứ hai “xanh, sạch, đẹp” thân thiện và gần gũi đối với các con học sinh thân yêu”, cô giáo Đỗ Phương Anh bày tỏ.
Thời gian tới, thầy và trò trường Tiểu học Nam Thành Công quyết tâm gìn giữ các thành tích và nỗ lực phát huy hơn nữa để xây dựng “Trường học hạnh phúc”, góp phần vào việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, đưa nhà trường thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, đạo đức, lối sống… cho thế hệ trẻ Thủ đô, hướng tới hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kì mới.
Cô giáo Phạm Thị Phúc - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Thành Công
“
“Mỗi sáng đầu giờ, tôi thường ra đón học sinh, chào giáo viên ở cổng trường. Nghe tiếng chào hỏi tíu tít của học sinh, những nụ cười trong sáng, những bàn tay nhỏ nhắn vẫy chào... Chúng tôi thực sự thấy hạnh phúc. Với chúng tôi, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, mỗi cô trò đều góp phần để mái trường của mình thêm hạnh phúc. Ngôi trường hạnh phúc là ở đó, hiệu trưởng thấy hạnh phúc, các thầy cô thấy hạnh phúc, học sinh thấy hạnh phúc”,
Cô giáo Phạm Thị Phúc – Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Thành Công nhấn mạnh
Tối ngày 17/5, hòa trong không khí hân hoan của Thủ đô và cả nước thi đua lập thành tích chào mừng kỉ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa hân hoan tổ chức Gala chia tay các em học sinh khối lớp 5 năm học 2023-2024.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Ngày 1/4, tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 2 của khuôn viên học xá tại Ecopark với tổng vốn đầu tư dự kiến 165 triệu USD. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong cam kết cung cấp môi trường học tập đẳng cấp quốc tế cho sinh viên Việt Nam và quốc tế.
Sáng 01/4, tại trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) đã diễn ra chương trình khai mạc chung khảo cuộc thi “Sứ giả du lịch” và trao giải cuộc thi vẽ tranh “Em yêu Hoàn Kiếm – Hà Nội” năm học 2024-2025.
Từ ngày 29 - 30/3, Vòng chung kết quốc gia tại Việt Nam cuộc thi Codeavour 6.0 đã được tổ chức ở Hà Nội và TP. HCM. Đặc biệt, giải Nhất chung cuộc thuộc về các đội đến từ trường Tiểu học Tràng An và trường THCS Trưng Vương đều thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối 30/3, các em được chọn vào đội tuyển Toán (6 học sinh), Lý (8), Hóa (4), Tin học (15), Hóa học (4) và Sinh học (4).
Đây là một trong những mục tiêu được nhấn mạnh trong Quyết định “Phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á” do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký, ban hành.
Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa có thông báo về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Sở Y tế Hà Nội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2026 – 2030” (sau đây gọi là Đề án).
Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
Ngày 1/4, tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 2 của khuôn viên học xá tại Ecopark với tổng vốn đầu tư dự kiến 165 triệu USD. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong cam kết cung cấp môi trường học tập đẳng cấp quốc tế cho sinh viên Việt Nam và quốc tế.
Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.
Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam", sự kiện góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (tại Công văn số 7907-CV/VPTW, ngày 18/9/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng), Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).
Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Ngày 4-4-2025 (tức ngày 7-3 Âm lịch) tới đây, UBND Quận Long Biên sẽ tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng "Di tích lịch sử cấp Thành phố" với hai di tích đình Gia Thượng và đền Rừng. Đây là 2 trong số 17 di tích vừa được UBND TP Hà Nội xếp hạng danh hiệu trên. Cùng với đó là khai mạc lễ hội truyền thống phường Ngọc Thụy