Trường học vùng lũ đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón học sinh vào năm học mới

Hằng Vương/THCL (T/h)| 16/08/2018 10:15

Theo như kế hoạch, ngày 1/8 học sinh các trường học tại Hà Nội đã tựu trường. Tuy nhiên, nhiều trường học của huyện Chương Mỹ, Quốc Oai do mưa lũ hồi cuối tháng 7 nên học sinh chưa thể đến trường. Với sự nỗ lực của chính quyền, các nhà trường và sự chung sức của nhiều lực lượng, đến nay, các trường học ở vùng lũ đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón học sinh vào năm học mới.

 Vốn là địa bàn trũng nhất của huyện Chương Mỹ, thầy và trò của các trường học ở xã Nam Phương Tiến đã khá quen với việc “chạy lũ”. Tuy nhiên, trận mưa lũ hồi cuối tháng 7 vừa qua đã khiến nhiều trường trên địa bàn bị thiệt hại nặng, không thể tổ chức các hoạt động giáo dục. Thống kê sơ bộ, toàn xã có 37 phòng học và nhiều trang thiết bị, đồ dùng bị hư hỏng nặng. 

“Trường THCS Nam Phương Tiến A là trường khó khăn nhất của xã, nay chịu ảnh hưởng của trận mưa lũ lại càng thêm khó khăn. Bức tường bao quanh sân trường vừa xây dựng lại nay bị đổ một phần. Cả 7 phòng học bị ẩm khá nhiều. Mặc dù đã được kê xếp lên tầng 2, nhưng hầu hết bàn ghế, trang thiết bị dạy học vẫn bị hư hỏng nặng do trải qua nhiều lần dịch chuyển vì mưa lũ” - thầy Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Phương Tiến A cho biết. Cách đây vài hôm, khi nước rút khỏi sân trường, 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường cùng một số học sinh đã khẩn trương đến trường dọn dẹp, làm vệ sinh từng phòng học, kiểm tra, rà soát các trang thiết bị dạy học và xác định mức độ hư hỏng để chủ động chuẩn bị, bảo đảm cho công tác dạy và học được triển khai vào ngày 15/8.
Trường học vùng lũ đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón học sinh vào năm học mới
Vệ sinh môi trường chuẩn bị đón năm học tại Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A

Cách đó không xa, Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A cũng tổ chức cho học sinh tựu trường vào ngày 15/8. Cô giáo Nguyễn Thị Xuân Loan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trận mưa lũ đã khiến khá nhiều đồ dùng dạy học, sách vở, tài liệu... bị ẩm và hư hỏng. Gần một tuần nay, ngày nào các thầy, cô giáo của nhà trường cũng có mặt ở trường từ sáng sớm đến tối muộn để làm công tác vệ sinh, kê xếp, lau chùi bàn ghế, trang thiết bị... Năm nay, nhà trường có 250 học sinh, song do học sinh tiểu học còn nhỏ, gia đình nhiều em cũng bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ nên các thầy, cô lại đảm nhiệm mọi phần việc với mong muốn các em yên tâm, sẵn sàng bước vào năm học mới. Cùng chung không khí với các trường học trên địa bàn, Trường Mầm non Nam Phương Tiến A cũng đã tổ chức đón trẻ trở lại để tạo điều kiện cho phụ huynh yên tâm đi làm, khắc phục hậu quả của thiên tai, dần ổn định cuộc sống.

Tại huyện Quốc Oai, công tác chuẩn bị cho năm học mới 2018/2019 cũng đã hoàn tất. Ông Nguyễn Khắc Thắng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: Đợt mưa lũ vừa qua khiến 1 điểm Trường Mầm non Tuyết Nghĩa và 1 điểm Trường Mầm non Cấn Hữu bị ngập. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, công tác khắc phục hậu quả đã được hoàn tất. Cả hai điểm trường không bị thiệt hại nhiều bởi hầu hết bàn ghế, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã được các cô giáo chủ động di chuyển, kê lên cao.

Ngay giữa những ngày nước lớn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng đã trực tiếp tới các trường học ở địa bàn bị ảnh hưởng bởi thiên tai để động viên các thầy, cô giáo. Giám đốc Sở đã trao kinh phí hỗ trợ ban đầu cho 5 trường học của huyện Chương Mỹ, mỗi trường 200 triệu đồng; trao hỗ trợ cho 2 điểm trường mầm non của huyện Quốc Oai, mỗi đơn vị 100 triệu đồng. Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam cũng đã hỗ trợ 5 trường học của huyện Chương Mỹ mỗi đơn vị 20 triệu đồng và 1 chiếc xuồng để sử dụng khi cần.

Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố cũng đã phát động ủng hộ, quyên góp trang thiết bị, bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi... nhằm chung sức với thầy, trò các trường học bị thiệt hại do mưa lũ nhanh chóng ổn định hoạt động dạy và học. Thống kê từ Công đoàn ngành Giáo dục Thủ đô, tính đến ngày 14/8, các đơn vị đã ủng hộ 150 bộ bàn ghế, hơn 30 bộ máy tính, gần 1 nghìn chiếc cốc, 50 nghìn quyển vở, hơn 10 nghìn quyển sách giáo khoa, 30 bộ giường ngủ bán trú 3 tầng, 200 chiếc chăn dạ, gần 500 bộ quần áo, 100 chiếc quạt trần cùng hàng trăm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, dạy học ở các nhà trường.

Nhằm hỗ trợ các trường học ở vùng lũ nhanh chóng khắc phục hậu quả, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân đã hỗ trợ 30 triệu đồng. Nhiều trường học ở các quận Hoàn Kiếm, Long Biên, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng... cũng đang tiếp tục rà soát lại các trang thiết bị, đồ dùng dạy học... của đơn vị mình để có thể hỗ trợ được nhiều nhất, với mong muốn làm vơi đi nỗi vất vả của thầy và trò vùng lũ.

Theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau khi nước rút, các nhà trường cần lưu ý đến việc phát hiện các nguy cơ mất an toàn do ngập úng gây ra như kiểm tra móng nhà, tường, trần, mái che, hệ thống thoát nước, cây có nguy cơ gãy, đổ... để kịp thời có biện pháp khắc phục, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn thương tích. Mỗi trường học cần tổ chức ít nhất 1 buổi tuyên truyền để giáo viên, học sinh biết cách phòng, chống dịch bệnh và phòng chống tai nạn thương tích.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • GRDP Thủ đô Hà Nội tăng cao nhất trong 5 năm gần đây
    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. Điều này tạo đà cho Hà Nội sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu của Thành phố và của Chính phủ giao.
  • Sôi nổi giải bơi chải tại lễ hội Đền Hùng
    Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025 trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 thu hút hàng trăm người dân tập trung theo dõi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
  • Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực trên thế giới
    Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) cuối tháng 3 xếp hang Sơn Đoòng của Việt Nam vào danh sách 9 điểm đến "siêu thực" trên thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội truyền thống làng Lực Canh năm 2025
    Ngày 5/4, UBND xã Xuân Canh và nhân dân thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Làng Lực Canh năm 2025.
  • Công nhận Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù là di tích lịch sử cấp Thành phố Huế
    Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù (thị xã Hương Thủy, TP Huế) gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Phù Bài từ thế kỷ XVI được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
Trường học vùng lũ đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón học sinh vào năm học mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO