Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là di tích cấp quốc gia

Như Hương/KTĐT| 03/04/2019 08:01

Theo Quyết định số 1182/QĐ-BVHTTDL (về việc xếp hạng di tích quốc gia) do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký ban hành, di tích lịch sử Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (năm 1949) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được xếp hạng di tích quốc gia.

Cụ thể, di tích lịch sử Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (năm 1949) được xếp hạng di tích quốc gia về di sản văn hóa. Theo đó, UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Cách đây 70 năm, ngày 4/4/1949, trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng khai giảng khóa đầu tiên gồm 42 thành viên (đến từ các tòa soạn báo trung ương, quân đội, các ban, ngành, đoàn thể, liên khu…).
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đặt tên và chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh tổ chức thực hiện. Đây là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là cơ sở đào tạo duy nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Theo thông tin được Bảo tàng Báo chí Việt Nam cung cấp, Ban Giám đốc trường Huỳnh Thúc Kháng lúc đó do Tổng bộ Việt Minh trực tiếp chỉ định. Giám đốc là Nhà báo Đỗ Đức Dục. Phó Giám đốc là Nhà báo Xuân Thủy. Ủy viên là các Nhà báo Như Phong, Đồ Phồn, Tú Mỡ.
Một đội ngũ giảng viên hùng hậu đã tham gia công tác đào tạo, bao gồm những nhà báo kiêm chính trị gia nổi tiếng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Xuân Thủy, Hà Xuân Trường, Nguyễn Thành Lê, Quang Đạm, Như Phong, Từ Giấy, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Hải, Trần Đình Thọ, Nguyễn Huy Tưởng, Thế Lữ, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao…
Như vậy, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 5 di tích quốc gia là nơi thành lập các cơ quan báo chí, gồm: Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Văn nghệ cứu quốc và Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là di tích cấp quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO