Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai: Hà Nội đưa dân vận đi vào thực chất, phục vụ người dân tốt hơn

kinhtedothi| 15/07/2020 21:09

Chiều 15/7, Đoàn Kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo T.Ư về tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW ngày 25/2/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai - Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cùng chủ trì cuộc làm việc.
Tham dự có các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Phó Trưởng ban Tổ chức T.Ư Hà Ban; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận T.Ư Điểu K’ré; Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy.
Công tác dân vận được đổi mới, hướng mạnh về cơ sở
Báo cáo do Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến trình bày cho thấy, sau 10 năm triển khai thực hiện Quy chế công tác dân vận trên địa bàn TP, công tác dân vận của cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục được đổi mới, hướng mạnh về cơ sở; tăng cường đối thoại, vận động, thuyết phục, hạn chế các biện pháp hành chính. Việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở được thực hiện bài bản, nghiêm túc. Từ năm 2010 đến nay, Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở của TP đã tiến hành kiểm tra trực tiếp 579 xã, phường, thị trấn và 150 cơ quan, DN trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, 10 năm qua, toàn TP tổ chức 27.739 cuộc giám sát, 6.889 hội nghị phản biện xac hội. Từ 2013-2020, cấp TP tổ chức 22 hội nghị tiếp xúc, đối thoại; cấp quận, huyện, thị xã tổ chức 144 hội nghị đối thoại định kỳ; cấp xã, phường, thị trấn tổ chức 2.048 hội nghị đối thoại định kỳ. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với 39.427 mô hình “Dân vận khéo ” được đăng ký đã có 10.272 mô hình được công nhận, biểu dương và khen thưởng. Đặc biệt, qua phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh”, đến nay TP có 6 huyện đạt chuẩn NTM, 356/382 xã (tỷ lệ 93,2%) đạt chuẩn NTM và 11 xã được UBND TP công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
6 tháng đầu năm 2020, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng tính đến ngày 30/6/2020, đã có 2.310/2.310 đảng bộ, chi bộ cơ sở tổ chức Đại hội (đạt 100%); TP đã chỉ đạo thành công Đại hội điểm 3 đơn vị đảng bộ cấp trên cơ sở. Đến ngày 10/7/2020, đã có 11/50 đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy tổ chức Đại hội (có 7 đảng bộ bầu trực tiếp bí thư tại Đại hội) và dự kiến có 50% Đảng bộ cấp trên cơ sở bầu bí thư trực tiếp tại Đại hội.
Ngoài ra, toàn TP đã sắp xếp giảm 5 xã, phường; sắp xếp 7.968 thôn, tổ dân phố còn 5.260 thôn, tổ dân phố (giảm 2.708 thôn, tổ dân phố); giảm số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố. Đồng thời, từ năm 2012 đến nay đã thành lập mới 1.465 tổ chức Đảng, phát triển được 8.411 đảng viên mới, thành lập được 5.164 tổ chức đoàn thể với 365.847 đoàn viên, hội viên…
Hà Nội luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian qua, việc thực hiện Quy chế công tác dân vận đã được triển khai và gắn liền với các phong trào thi đua của TP để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, hàng năm giữa cấp chính quyền TP với Ban dân vận đều ký kết quy chế phối hợp triển khai và cuối năm đều có sơ kết đánh giá.
Đồng thời, với mục tiêu lấy người dân, DN làm trung tâm phục vụ nên công tác phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo được TP quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đến hết năm nay cơ bản Hà Nội sẽ không còn người nghèo. Đáng chú ý, đối với công tác chăm sóc người có công, đến nay Hà Nội là tỉnh thành đầu tiên trên cả nước hoàn thành việc xây dựng toàn bộ nhà ở cho người có công…
Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, công tác đảm bảo an ninh quốc phòng là điểm sáng và được T.Ư đánh giá cáo. Bên cạnh đó, việc phát huy giá trị văn hoá được quan tâm và thể hiện qua việc ban hành 2 Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn TP. Công tác dân vận được thể hiện qua việc đẩy mạnh CCHC để nâng cao trách nhiệm cán bộ trong phục vụ người dân. Giải quyết KNTC của người dân, lượng đơn thư của Hà Nội lớn (tranh chấp đất đai, GPMB chiếm khoảng 70%) nhưng đều được TP quan tâm và đến nay đã đôn đốc giải quyết gần 1.900 kết luận thanh tra. 
Ngoài ra, chính quyền TP xây dựng cụ thể quy chế trách nhiệm người đứng đầu trong việc tiếp và đối thoại với người dân. Hàng năm đều tổ chức đối thoại với người dân và gắn với các cuộc TXCT của các cấp. Các cấp đã phối hợp với MTTQ Việt Nam TP phát động phong trào toàn dân tham gia đời sống văn hoá và xây dựng NTM.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW, Chủ tịch UBND TP kiến nghị, 10 năm một lần phải có tổng kết, đánh giá. Trên cơ sở tổng kết, nhất trong giai đoạn mới cần có quy định, chỉ đạo trong công tác dân vận để đảm bảo các cấp chính quyền hoạt động hiệu quả hơn; việc thực hiện QCDC với người dân sát hơn, đảm bảo công khai minh bạch.
Còn theo Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn - Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 15 và Chỉ thị 15 của Thành ủy, TP cũng tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư KNTC, cơ bản xử lý dứt điểm các “điểm nóng” phát sinh ở cơ sở. Trong quá trình đó, Hà Nội đã quán triệt yêu cầu “không có vụ việc nào không có người giải quyết, không có khuyết điểm nào không có người chịu trách nhiệm và không có sai phạm nào không có người bị xử lý” và xử lý sai phạm của cán bộ trước, sau đó mới xử lý sai phạm của người dân.
Trong khi đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nêu rõ, trong nhiệm kỳ tới, Thành ủy xác định công tác dân vận là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp. Chính vì thế, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu, Khối vận, nhất là ở cơ sở phải chủ động nắm chắc tình hình Nhân dân để kịp thời tham mưu, đề xuất giải quyết những kiến nghị và không để bị động, bất ngờ.
Cả hệ thống chính trị phải làm công tác dân vận
Phát biểu tại cuộc làm việc, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội có khối lượng công việc lớn với tính chất đa dạng, phong phú và nhiều việc khó, phức tạp. Tuy nhiên, Hà Nội đã triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ về công tác dân vận theo Quyết định 290-QĐ/TW trên địa bàn TP bài bản và đạt kết quả khá toàn diện. Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất là TP đã ban hành Nghị quyết 15, Chỉ thị 15 và đây là “đặc sản” của Hà Nội. 
Bí thư Thành ủy cũng khẳng định, ngoài những kết quả nổi bật trên, Hà Nội còn đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận các cấp. Theo đó, từ TP đến các quận, huyện, thị xã, Trưởng ban Dân vận và Chủ tịch Mặt trận đều là Thường vụ cấp ủy. Một trong những phương hướng công tác dân vận của Đảng bộ TP khóa tới là phải kết hợp giữa “diện” và “điểm”. Đó là triển khai công tác dân vận toàn diện trên các lĩnh vực song vẫn phải có điểm nhấn. Ngoài ra, sau khi T.Ư tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW, Thành ủy sẽ nghiên cứu để ban hành một nghị quyết chuyên đề sâu hơn về công tác dân vận.
Kết luận cuộc làm việc, Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai đánh giá, trong việc thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW, Hà Nội đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc, kịp thời; tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị và có nhiều kinh nghiệm hay trong thực hiện; đã chọn trọng tâm để làm công tác dân vận; giám sát, phản biện xã hội, đối thoại với người dân được quan tâm; hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở được quan tâm củng cố… “Những kết quả này của Hà Nội đã góp phần to lớn trong thực hiện công tác dân vận của Đảng” - Trưởng ban Dân vận T.Ư nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Trưởng ban Dân vận T.Ư đề nghị, Hà Nội cần tiếp tục đưa việc thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW ngày càng đi vào thực chất hơn và đem lại hiệu quả trong phục vụ người dân. Đồng thời, nhận thức sâu sắc hơn đối với công tác dân vận. Quá trình thực hiện cần gắn với các văn bản khác của Đảng về công tác dân vận để tạo sự gắn kết không tách rời. Bên cạnh đó, quan tâm sâu sắc hơn các quan điểm của Đảng về công tác dân vận đã nêu trong Nghị quyết 25. Đặc biệt, cả hệ thống chính trị phải tham gia vào công tác dân vận.
Trưởng ban Dân vận T.Ư cũng lưu ý, Hà Nội cần tập trung giải quyết các vấn đề tiềm ẩn phức tạp. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong hệ thống chính trị để thực hiện công tác dân vận và làm cho người dân tin tưởng vào Đảng. Lắng nghe ý kiến góp ý của người dân vào Văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai: Hà Nội đưa dân vận đi vào thực chất, phục vụ người dân tốt hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO