Trưng bày sách, báo ''Vang mãi bản hùng ca Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không''

Phương Anh| 15/12/2022 16:20

Ngày 14/12, trưng bày sách, báo với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” và giao lưu nhân chứng - sự kiện lịch sử đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Đống Đa (22 Đặng Tiến Đông, Đống Đa).

img_6574.jpg
Nội dung trưng bày có ý nghĩa giáo dục truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Được biết, đây là hoạt động do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa chỉ đạo, giao Thư viện Hà Nội, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Đống Đa tổ chức, nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022).

Trưng bày giới thiệu khoảng 500 sách, báo, tạp chí được tuyển chọn theo 4 nội dung: “Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, “Đánh bại cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của đế quốc Mỹ”, “Hà Nội 12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng (18/12/1972 - 18/12/2022), “Hà Nội - Ngàn năm văn hiến”.

img_6571.jpg
Nhiều sách, báo, tư liệu quý về Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Giám đốc Thư viện Hà Nội Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trưng bày sách, báo và giao lưu nhân chứng - sự kiện “Vang mãi bản hùng ca Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ cùng các cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang Thủ đô và bạn đọc Thủ đô về Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, từ đó phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, vận dụng những bài học kinh nghiệm vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.

Hoạt động trưng bày sách, báo phản ánh tầm vóc, ý nghĩa thời đại và giá trị lịch sử của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Bên cạnh đó là hoạt động giao lưu nhân chứng - sự kiện với sự tham gia của các cựu chiến binh - những người đã tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô và đất nước, đặc biệt là bảo vệ Hà Nội trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, giúp ôn lại lịch sử, tôn vinh chiến công hiển hách của quân và dân Thủ đô.

img_6578.jpg
Đây là dịp ôn lại 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Hoàng Giáp khẳng định tại buổi lễ, sự kiện trưng bày sách, báo và giao lưu nhân chứng là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Tại buổi lễ, các đại biểu và nhân dân Thủ đô đã tham gia giao lưu với các nhân chứng đã tham gia bảo vệ Hà Nội trong các cuộc kháng chiến. Trong đó, có cựu chiến binh Phùng Đệ, người tham gia giữ thành Hà Nội trong những ngày Hà Nội mở đầu Toàn quốc kháng chiến năm 1946; Trung tá Nguyễn Văn Độ, cựu chiến binh Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261, Sư đoàn 361 tham gia bảo vệ Hà Nội năm 1972; Thiếu tướng, nhà báo Phan Khắc Hải, nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)…

Bài liên quan
  • Khai mạc trưng bày “Hà Nội, ký ức 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không”
    Hướng tới Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022), sáng 5/12, Trung tâm Lưu trữ lịch sử TP Hà Nội (Chi cục VTLT Hà Nội) phối hợp Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục VTLT Nhà nước) tổ chức trưng bày “Hà Nội, ký ức 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày sách, báo ''Vang mãi bản hùng ca Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO