Nhiếp ảnh

Triển lãm: “Vĩnh Phúc - 60 năm làm theo lời Bác”

Hải Truyền 15:25 02/03/2023

Ngày 1/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc triển lãm “Vĩnh Phúc - 60 năm làm theo lời Bác”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc (2/3/1963-2/3/2023).

z4149454582715_ba5fde376d35e5ce36833bf3197e5303.jpg
Khai mạc triển lãm “Vĩnh Phúc - 60 năm làm theo lời Bác”.

Tại triển lãm, hơn 500 hình ảnh tư liệu, tài liệu, hiện vật điển hình, có nội dung sâu sắc, chọn lọc từ Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc được trưng bày để đông đảo người dân Vĩnh Phúc và du khách được chiêm ngưỡng.

Các tài liệu và hiện vật được bài trí, sắp xếp khoa học, sinh động thể hiện cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nêu bật tình cảm sâu nặng, sự quan tâm sâu sắc của Người dành cho Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc và tình cảm của nhân dân Vĩnh Phúc đối với Người.

Theo thống kê của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thì từ năm 1945 đến năm 1963, Bác Hồ đã 8 lần về tỉnh Vĩnh Phúc và có 2 lần Người lên thị trấn Tam Đảo. Ngoài những lần trực tiếp về thăm, làm việc, Người nhiều lần gửi thư khen ngợi và biểu dương trên báo chí mỗi khi tỉnh Vĩnh Phúc đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu.

8 lần Vĩnh Phúc vinh dự được đón Bác Hồ về thăm:

z4149453732954_87d5ca9f882e604f715c453f99d86813.jpg
Ảnh lưu niệm Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc ngày 2/3/1963.

1. Ngày 25/8/1945, trên đường từ Chiến khu Giải phóng Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ về thăm cán bộ, đảng viên huyện Đa Phúc. Bác đã chỉ dẫn nhiều vấn đề quan trọng đối với cán bộ lãnh đạo huyện khi nhân dân đã nắm được chính quyền. (Thời kỳ này Đa Phúc thuộc tỉnh Phúc Yên).

2. Ngày 12/2/1956 (tức ngày mồng 1 Tết năm Bính Thân), Bác Hồ về thăm và chúc Tết nhân dân thôn Yên Định, xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên. Đây là nơi có nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

3. Ngày 21/1/1958, Bác Hồ về thăm động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Đông Anh chống hạn cứu lúa. (Thời kỷ này huyện Đông Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).

4. Ngày 30/3/1958, Bác Hồ về thăm cán bộ và xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Lai Sơn, xã Cộng Hoà, huyện Tam Dương (nay là phường Đồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên). Hợp tác xã Lai Sơn tuy mới xây dựng nhưng việc quản lý và điều hành sản xuất tốt nên đã phát huy được tác dụng của cách làm ăn tạp thể. Bác đã tặng Huy hiệu cho hai cán bộ địa phương.

5. Ngày 24/12/1958, Bác Hồ về thăm thị xã Phúc Yên, thăm các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc, thăm một đơn vị quân đội đóng tại Thành Trắng, thăm lớp tập huấn bồi dưỡng chủ nhiệm và kế toán hợp tác xã nông nghiệp, tại đây Bác đã nói chuyện thân mật với cán bộ, đảng viên.

6. Ngày 25/1/1961, Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường. Đây là hợp tác xã có nhiều thành tích trong phong trào trồng cây, trở thành điển hình tiên tiến của tỉnh và toàn miền Bắc.

7. Ngày 2/3/1963, Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, nơi đã có thành tích xuất sắc chống hạn, bảo đảm thắng lợi vụ sản xuất đông xuân năm 1963.

8. Ngày 16/7/1963, Bác Hồ tới thăm và nói chuyện với Đại hội đại biểu lần thứ III Đảng bộ tinh Vĩnh Phúc tại thị xã Vĩnh Yên (đây là lần cuối cùng Bác về Vĩnh Phúc).

Triển lãm “Vĩnh Phúc - 60 năm làm theo lời Bác” diễn ra đến hết ngày 10/3.

Bài liên quan
  • Vĩnh Phúc: Khai mạc Lễ hội chọi trâu có lịch sử lâu đời nhất cả nước
    Được tổ chức trở lại sau 3 năm tạm dừng vì đại dịch, lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17 tháng Giêng (tức mùng 5-7/2). Lễ hội là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của người dân tỉnh này mà còn được đông đảo du khách khắp nơi trong cả nước dành thời gian về tham dự.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm: “Vĩnh Phúc - 60 năm làm theo lời Bác”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO