Triển lãm về dấu tích làng nghề trong khu phố cổ

Thanh Bình| 19/12/2020 17:20

Nối tiếp chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long- Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức Triển lãm “Phố cổ Hà Nội - Dấu tích làng nghề xưa”. Triển lãm diễn ra từ ngày 18/12/2020 đến ngày 15/1/2021 tại đình Kim Ngân - số 42,44 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.

Hà Nội là nơi xuất hiện những ngôi đình thờ tổ nghề sớm nhất và nhiều nhất. Theo thống kê, khu Phố cổ Hà Nội hiện có 14 đình thờ tổ nghề. Qua thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử, các đình thờ tổ nghề - dấu tích làng nghề xưa cái còn cái mất nhưng phần nào cũng phản ánh được sức sống bền bỉ của những phường nghề, phố nghề trong lòng Hà Nội.

Triển lãm giúp công chúng hiểu hơn về hành trình từ làng nghề ra phố nghề của những người thợ thủ công trong khu phố cổ

Triển lãm "Phố cổ Hà Nội dấu tích làng nghề xưa" thu hút nhiều công chúng.

Tại triển lãm, qua các tài liệu trưng bày của Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, công chúng sẽ hiểu thêm về lịch sử, dấu tích của một số ngôi đình trên phố cổ Hà thành. Đó là: đình Hành Tích ở phố Lò Rèn thờ vị tổ nghề và những người có công khai sáng phát triển nghề rèn; đình Hàng Thiếc ở phố Hàng Nón thờ thánh sư là vị thần đã sinh ra nghề thiếc; đình Hà Vỹ ở phố Hàng Hòm thờ ông tổ của nghề sơn; đình Nhị Khê ở phố Hàng Hành thờ ông tổ nghề tiện; đình Trúc Lâm ở phố Hàng Hành thờ ông tổ nghề da giầy; đình Trương Thị thờ đức tổ sư nghề vàng bạc; đình Hài Tượng ở ngõ Hài Tượng thờ các vị tổ nghề giầy da; đình Hàng Da ở phố Hàng Da thờ ông tổ nghề lọng; đình Kim Ngân ở phố Hàng Bạc thờ ông tổ nghề kim hoàn; đình Tú Thị ở phố Yên Thái thờ ông tổ nghề thêu; đình Hoa Lộc ở phố Hàng Đào thờ tổ nghề nhuộm; đình Xuân Phiến ở phố Hàng Quạt thờ ông tổ nghề quạt họ Đào…

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm,Trần Mai Hương -Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I nhấn mạnh: “Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành nơi thu hút các hiền tài, kẻ sĩ, thợ giỏi về sinh cư lập nghiệp tạo các phường nghề, phố nghề. Quá trình dựng làng, lập phố đã tạo nên nét độc đáo của mảnh đất kinh kỳ với Ba mươi sáu phố phường - nơi hội tụ những cửa hiệu buôn bán. Thợ thủ công từ các tỉnh lân cận không chỉ giới thiệu hàng hóa, họ còn mang tới cả kỹ nghệ sản xuất, rồi lập đình thờ vị tổ nghề đã có công sáng lập và mở mang trí thức ngành nghề cho họ. Qua các tư liệu sẽ giúp công chúng hiểu hơn về hành trình từ làng nghề ra phố nghề của thợ thủ công, về tín ngưỡng thờ tổ nghề của họ tại đất Thăng Long xưa.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm về dấu tích làng nghề trong khu phố cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO