Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi

Viết Hải – Đức Điệp| 19/09/2018 21:42

Ngày 19/9,Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và chủ động các giải pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật  và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra Dịch lở mồm long móng gia súc tại 20 xã, phường thuộc 07 huyện, thị xã làm cho 334 con gia súc mắc bệnh; trong đó 80 con gia súc chết, buộc phải tiêu hủy. Bên cạnh đó, hiện nay, người chăn nuôi tái, tăng đàn (nhất là đàn lợn); công tác phòng chống dịch thiếu đồng bộ, tỷ lệ tiêm phòng đang thấp, tiến độ tiêm phòng chậm; lưu lượng mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng, nhất là dịp cuối năm tăng; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp trên thế giới và trong khu vực; thời tiết chuyển mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên nguy phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm trong thời gian tới là rất cao.

Về tham gia Hội nghị gồm có ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT (chủ trì), đại diện và phòng chuyên môn Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Trung tâm Khuyến nông; Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y; các phòng ban chuyên của 13 huyện, thành phố, thị xã; các Doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi lợn.

Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật  và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT và ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chủ trì Hội nghị.

Theo đó, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã yêu cầu các địa phương trên toàn tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ thị, Kế hoạch, văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở, Chi cục, trong đó cần tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

-Tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng về nguy cơ, tác hại và các quy định, biện pháp phòng, chống dịchnhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và mọi người dân.

- Phân công cán bộ, địa bàn cụ thể để tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cơ sở.

- Khi phát hiện gia súc, gia cầm ốm chết không rõ nguyên nhân; có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm các Trung tâm phải báo cáo cho UBND cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y; đồng thời triển khai, thực hiện ngay các biện pháp xử lý dịch mới xuất hiện, không để lây lan ra diện rộng.

- Tham mưu cho UBND cấp huyện bổ cứu, đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng đợt 2 năm 2018, đạt chỉ tiêu, kế hoạch UBND tỉnh giao; kết thúc trước ngày 15/10/2018 và báo cáo, chốt số liệu tiêm phòng đợt 2 trước ngày 30/10/2018.

-Tham mưu tổ chức tháng hành động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trong chăn nuôi.

- Tăng cường công tác quản lý các hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật, nhất là đối với con giống nhập vào địa phương và quản lý các cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.

-Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các xã, phường, thị trấn.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm vàtổng hợp, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp bổ cứu, chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định.

Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật  và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Hội nghị Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và chủ động các giải pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có trên 200 thành phần tham gia.

Đặc biệt, trước tình hình diễn biến có chiều hướng phức tạp của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới và các nước trong khu vực; mặt khác, bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, dịch bệnh lây lan nhanh, thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Các giải pháp chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn với phương châm lấy phòng bệnh là chính cụ thể như sau:

- Trước mắt, Phòng Nông nghiệp và PTNT và các Trung tâm ƯDKHKT tham mưu ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; đồng thời tổ chức cuộc họp triển khai các giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đến tận lực lượng Thú y cơ sở và các Trang trại, gia trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

- Thường xuyên chủ động nắm bắt các thông tin về tình hình, diễn biến dịch bệnh để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện kịp thời chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình, diễn biến, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh, tác hại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho người chăn nuôi; không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh.

- Tổ chức giám sát dịch bệnh đến tận cơ sở, chuồng trại chăn nuôi. Rà soát, theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn ốm chết không rõ nguyên nhân; lợn có các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập trái phép vào địa bàn thì báo cáo ngay chính quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; đồng thời triển khai, thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động mua bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn trên địa bàn; đặc biệt đối với việc nhập lợn từ các địa phương khác về để chăn nuôi, giết mổ;

- Quản lý tốt công tác hành nghề Thú y tại cơ sở; giao trách niệm cho Thú y cơ sở khi phát hiện dịch bệnh trên lợn phải báo cáo và cử cán bộ Trung tâm kiểm tra ngay; tránh tình trạng dấu dịch để điều trị làm dịch bệnh phát sinh và lây lan.

- Tăng cường công tác quản lý giết mổ; thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo đúng quy trình; vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc, khử trùng trước và sau khi giết mổ; tái kiểm tra lâm sàng  đối với gia súc lưu chờ giết mổ sau 24 giờ (tuyệt đối không  được lưu gia súc, gia cầm chờ giết mổ quá 48 giờ); đồng thời phải ghi chép, lưu giữ đầy đủ thông tin liên quan, truy xuất nguồn gốc về giết mổ theo quy định.

-Tham mưu cho Chính quyền địa phương phát động đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường tại các khu vực có nguy cơ cao như tại các chợ giết mổ, cơ sở giết mổ tập trung, chợ buôn bán gia súc, bãi rác, các trang trại, cơ sở chăn nuôi... ; đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, khu vực liên quan; kiểm soát người, phương tiện ra vào trại, khu vực chăn nuôi…

- Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại các xã, phường, thị trấn; nhất là các địa bàn biên giới và các địa phương giáp ranh với các tỉnh khác và vùng nguy cơ cao.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại cơ sở; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm theo quy định của Pháp luật.

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10 tháng 9 năm 2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh Dịch tả lợn châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con.

Cũng theo OIE và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), từ đầu tháng 8 năm 2018 đến ngày 09 tháng 9 năm 2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO