Trẻ tự kỷ sẽ thiệt thòi nếu theo học hòa nhập

Theo thanhnien.vn| 25/08/2019 11:52

Số lượng trẻ tự kỷ theo học tại các trường tiểu học tăng lên trong những năm gần đây, nhưng nhiều bậc phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ vẫn chưa sẵn sàng thừa nhận. Điều này khiến cho trẻ chịu nhiều thiệt thòi và càng khó phát triển bình thường vì không được can thiệp đúng cách.

Trẻ tự kỷ ở Trường chuyên biệt Khai Trí /// HUỲNH NGỌC ĐIỀN
Trẻ tự kỷ ở Trường chuyên biệt Khai Trí
HUỲNH NGỌC ĐIỀN

Trẻ tự kỷ tăng đột biến

Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ tịch HĐQT Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí và Trung tâm phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí, cho biết: “Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 300 trẻ tự kỷ đăng ký học tại các cơ sở của Khai Trí. Các cơ quan chức năng như giáo dục, y tế... chưa có nơi nào thống kê số lượng trẻ tự kỷ là bao nhiêu, nhưng thực tế cho thấy ở những bệnh viện nhi đồng, trung tâm tâm thần và tâm thần nhi đang quá tải người đến khám về tự kỷ và chậm phát triển”.
Còn tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng trên thế giới, trẻ tự kỷ gần đây tăng đột biến và VN cũng không ngoại lệ. Ông Điệp thông tin: “Cách đây 20 năm, 10.000 trẻ mới có 5 - 6 trẻ tự kỷ. Năm 2014, Tổ chức Tầm soát và phòng dịch bệnh của Mỹ khảo sát tỷ lệ là 1/120 và hiện tại là 1/50”.

Không chấp nhận, phụ huynh gửi con học hòa nhập

Ông Trần Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bành Văn Trân (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho biết: “Hiện trường có hơn 20 trẻ có các biểu hiện của tự kỷ như tăng động, không giao tiếp với ai, thích thì học, không thích thì thôi, đang học tự động bỏ ra ngoài đi chơi, không kiểm soát được hành vi… Đa số phụ huynhkhông muốn thừa nhận vì ngại những người xung quanh có cái nhìn phân biệt. Cha mẹ biết con mình chậm và khác với trẻ bình thường, có buồn nhưng không chấp nhận. Trường đề xuất phụ huynh đưa trẻ đi kiểm tra để biết con mình có bị tự kỷ hay không, mức độ đến đâu..., thậm chí năn nỉ, nhưng nhiều trường hợp không đi”.
Một giáo viên của Trường tiểu học Võ Thị Sáu (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cũng thông tin tại trường này, trẻ tự kỷ tăng lên rất nhiều trong mấy năm qua. Nhưng phần lớn phụ huynh biết nhưng e ngại, không muốn bạn bè, họ hàng biết mình có con tự kỷ, nên cứ tiếp tục để con học tại trường mà không đưa đi khám cũng như không tìm phương pháp can thiệp.
Theo tiến sĩ Điệp, để chấp nhận có con bất thường là rất khó khăn. Phụ huynh cần được tư vấn về tâm lý để dũng cảm đón nhận vì phải chấp nhận thì mới hỗ trợ, can thiệp kịp thời để giúp con phát triển tốt hơn. “Tuổi vàng để can thiệp tự kỷ là dưới 4 tuổi. Sự phát triển của tế bào thần kinh sau 4 tuổi giảm đi, nên càng can thiệp sớm, cơ hội hòa nhập càng cao”, tiến sĩ Điệp nhìn nhận.

Thiếu giáo viên có chuyên môn

Ông Đỗ Minh Hoàng, nguyên Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận giáo viên ở các trường tiểu học lại không có chuyên môn, không được dạy về các kỹ năng, phương pháp dạy trẻ tự kỷ ở trường sư phạm. Vì thế, trẻ bị nhẹ thì còn xử lý được, trẻ có những biểu hiện nặng thì rất khó và tội cho cả cô lẫn trò.
Còn theo ông Trần Tâm, lớp quá đông, giáo viên không thể bỏ mặc các học sinh còn lại để chỉ quan tâm tới 1 - 2 trẻ khác biệt. “Trường cố gắng xếp các em đặc biệt vào lớp của các giáo viên có kinh nghiệm. Nhưng thực ra là các giáo viên chỉ có kinh nghiệm chứ không có chuyên môn dạy trẻ tự kỷ. Giáo viên phải được đào tạo bài bản mới có phương pháp để dạy những học trò này”.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, ở các nước công nghiệp cao, số trẻ tự kỷ nhiều, chính sách chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ rất rõ ràng. Ví dụ ở Canada và Mỹ, mỗi trẻ tự kỷ được hỗ trợ giáo dục 25.000 - 30.000 USD/năm.
Bác sĩ Mẫm chia sẻ: “Họ có chủ trương cho trẻ tự kỷ vào trường học bình thường, đi kèm là một hoặc hai thầy hoặc cô chuyên biệt, tốt nghiệp ngành tâm lý hoặc giáo dục đặc biệt, có quy định học chung và riêng theo thời khóa biểu mỗi ngày. Nhưng ở VN không được như vậy, do giáo viên chuyên biệt thiếu trầm trọng; trẻ tự kỷ học chung, không được thầy cô giáo chuyên biệt quan tâm, sẽ bị cô lập với các bạn học sinh bình thường”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy niềm đam mê khoa học kỹ thuật
    Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
  • Trải nghiệm triển lãm số “Rạng rỡ tên Người”
    Ngày 16/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người khai sáng con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Đừng bỏ lỡ
Trẻ tự kỷ sẽ thiệt thòi nếu theo học hòa nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO